Các yếu tố đặc thù ngành ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 54)

doanh nghiệp được kho sát.

Ngành nhựa Việt Nam tuy xuất hiện từ lâu đời nhưng vẫn là một ngành công nghiệp còn non trẻ, và chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân nhỏ, quy mô gia đình. Do đó, đặc thù của ngành nhựa là ngành thâm dụng vốn chủ sở hữu. Sản phẩm ngành là tạo ra hàng tiêu dùng phục vụ đời sống con người cũng như phục vụ cho sự phát triển của

nhiều ngành khác. Bên cạnh đó, ngành nhựa Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, gần 80% nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, và đa số các loại nguyên liệu nhựa đều được sản xuất từ dầu mỏ nên những biến động về giá đối với mặt hàng này cũng là một thách thức đối với ngành nhựa Việt Nam. Do đó, cấu trúc tài chính của ngành chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố như: tác động của chính sách vĩ mô của nền kinh tế, chính sách tài chính và chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đối với ngành, triển vọng tăng trưởng của thị trường trong nước và thế giới.

Theo quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Công thương, ngành nhựa sẽ phát triển thành ngành công nghiệp tiến tiến, sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng cao. Vì vậy, nhu cầu vốn để phát triển ngành là rất lớn và hết sức cần thiết.

Trong những năm qua, việc sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhựa còn một số hạn chế: các dự án đầu tư mới chủ yếu là đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sau, nhưng quy mô đầu tư nhỏ, vốn không lớn, nên hiệu quả chưa cao, chi phí quản lý chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí đầu tư. Vì vậy, các doanh nghiệp phải huy động vốn bằng nhiều nguồn khác nhau, phải đảm bảo nguồn vốn để phát triển đồng bộ và có hiệu quả cao.

Ngoài ra, tuy ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 15% - 25%, nhưng giá trị thặng dư của ngành chưa cao vì những khó khăn về nguyên liệu khi 80% - 85% doanh nghiệp nhựa Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu. Do đó, đảm bảo nguồn vốn để phát triển ngành nhựa là rất quan trọng. Các doanh nghiệp phải huy động vốn kịp thời để thu mua, nhập khẩu nguyên liệu đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh ổn định, bền vững. Như vậy, nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp rất lớn, nên các doanh nghiệp sử dụng phần lớn là vốn chủ sở hữu, kế đến là huy động vốn bên ngoài như vay ngân hàng. Cũng do chính nhu cầu vốn lớn, và là ngành sản xuất hàng tiêu dùng nên

ngành nhựa chịu tác động rất mạnh mẽ từ tình hình hiện tại và triển vọng của nền kinh tế trong nước và nước ngoài. Vì vậy, cấu trúc tài chính của ngành này sẽ khác với cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành khác.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)