Ước lượng tham số hàm hồi quy tổng thể

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 73)

Mô hình: Tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

STD = f(ROA; TANG; SIZE; GROW; RISK; TAX; NDTS; LIQ; UNI) (3.1) Kết quả ước lượng từ chương trình eviews như sau:

Bảng 2.9: Tác động của các biến độc lập đến nợ ngắn hạn trên tổng tài sản của mô hình hồi quy tổng thể

Dependent Variable: STD Method: Least Squares

Date: 10/28/11 Time: 00:08 Sample: 1 182

Included observations: 182

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

ROA -2.6431180 0.5363070 -4.9283720 0.0000000 TANG -0.0395130 0.0683030 -0.5784940 0.5637000 SIZE -0.0738350 0.0225940 -3.2679320 0.0013000 GROW 0.0467950 0.0280720 1.6669380 0.0973000 RISK 0.0000451 0.0002290 0.1973640 0.8438000 TAX 0.4039520 0.0814040 4.9623170 0.0000000 NDTS -0.1204770 0.0501240 -2.4035800 0.0173000 LIQ -0.0298110 0.0027690 -10.7645200 0.0000000 UNI -0.8279180 0.1754250 -4.7195040 0.0000000 C 2.0228640 0.3226000 6.2705070 0.0000000

R-squared 0.5950210 Mean dependent var 0.3286580 Adjusted R-squared 0.5738310 S.D. dependent var 0.1660860 S.E. of regression 0.1084230 Akaike info criterion -1.5521680 Sum squared resid 2.0219680 Schwarz criterion -1.3761240 Log likelihood 151.2473000 F-statistic 28.0793200 Durbin-Watson stat 0.9499240 Prob(F-statistic) 0.0000000 Nguồn: Tác giả tính toán từ chương trình Eviews 5.1

Các biến độc lập ROA, SIZE, TAX, NDTS, LIQ, UNI trong mô hình ước lượng tỷ suất nợ ngắn hạn trên tổng tài sản đều có Sig. < 0.05, tức là các biến độc lập này phù hợp với mô hình và có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5%.

Ngược lại, các biến độc lập như TANG, GROW, RISK trong mô hình ước lượng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có Sig. > 0.05, tức là các biến độc lập này không có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5% đối vơi mô hình.

Hệ số R Square = 59.5% và hệ số Adjusted R-squared = 57.38% cho thấy độ tương thích của mô hình khoảng 57.38%, nói cách khác 57.38% biến thiên của biến nợ ngắn hạn trên tổng tài sản được giải thích bởi các biến nêu trên. Chứng tỏ kết quả dữ liệu thu thập được giải thích khá tốt cho mô hình.

Mô hình: Tác động của các nhân tốảnh hưởng đến tỷ suất nợ dài hạn trên tổng tài sản của các doanh nghiệp khảo sát

LTD = f(ROA; TANG; SIZE; GROW; RISK; TAX; NDTS; LIQ; UNI) (3.2) Kết quả ước lượng từ chương trình eviews như sau:

Bảng 2.10: Tác động của các biến độc lập đến nợ dài hạn trên tổng tài sản của mô hình hồi quy tổng thể

Dependent Variable: LTD Method: Least Squares Date: 10/28/11 Time: 00:20 Sample: 1 182

Included observations: 182

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

ROA -1.097794 0.223213 -4.918141 0.0000 TANG 0.152326 0.028428 5.358283 0.0000 SIZE 0.005654 0.009404 0.601261 0.5485 GROW 0.019053 0.011684 1.630700 0.1048 RISK 7.19E-05 9.52E-05 0.755041 0.4513 TAX -0.006412 0.033881 -0.189239 0.8501 NDTS -0.091448 0.020862 -4.383502 0.0000 LIQ -0.002980 0.001153 -2.585574 0.0106 UNI -0.181018 0.073013 -2.479274 0.0141

R-squared 0.488924 Mean dependent var 0.044826 Adjusted R-squared 0.462181 S.D. dependent var 0.061534 S.E. of regression 0.045126 Akaike info criterion -3.305326 Sum squared resid 0.350258 Schwarz criterion -3.129281 Log likelihood 310.7846 F-statistic 18.28274 Durbin-Watson stat 0.875460 Prob(F-statistic) 0.000000 Nguồn: Tác giả tính toán từ chương trình Eviews 5.1

Các biến độc lập ROA, TANG, NDTS, LIQ, UNI trong mô hình ước lượng nợ dài hạn trên tổng tài sản đều có Sig. < 0.05, tức là các biến độc lập này phù hợp với mô hình và có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5%.

Ngược lại, các biến độc lập như SIZE, GROW, RISK, TAX trong mô hình ước lượng nợ dài hạn trên tổng tài sản có Sig. > 0.05, tức là các biến độc lập này không có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5% đối với mô hình.

Hệ số R Square = 48.89% cho thấy độ tương thích của mô hình khoảng 48.89%, nói cách khác 48.89% biến thiên của biến nợ dài hạn trên tổng tài sản được giải thích bởi các biến nêu trên.

Mô hình: Tác động của các nhân tốảnh hưởng đến tỷ suất tổng nợ trên tổng tài sản của các doanh nghiệp khảo sát

TD = f(ROA; TANG; SIZE; GROW; RISK; TAX; NDTS; LIQ; UNI) (3.3) Kết quả ước lượng từ chương trình eviews như sau:

Bảng 2.11: Tác động của các biến độc lập đến tổng nợ trên tổng tài sản của mô hình hồi quy tổng thể

Dependent Variable: TD Method: Least Squares Date: 10/28/11 Time: 00:26 Sample: 1 182

Included observations: 182

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. ROA -3.740912 0.621428 -6.019863 0.0000 TANG 0.112813 0.079144 1.425409 0.1559 SIZE -0.068181 0.026180 -2.604330 0.0100 GROW 0.065848 0.032528 2.024343 0.0445 RISK 0.000117 0.000265 0.441536 0.6594 TAX 0.397541 0.094324 4.214619 0.0000 NDTS -0.211925 0.058080 -3.648871 0.0003 LIQ -0.032791 0.003209 -10.21875 0.0000 UNI -1.008936 0.203268 -4.963580 0.0000 C 2.146482 0.373802 5.742296 0.0000 R-squared 0.632872 Mean dependent var 0.373484 Adjusted R-squared 0.613661 S.D. dependent var 0.202123 S.E. of regression 0.125632 Akaike info criterion -1.257540 Sum squared resid 2.714750 Schwarz criterion -1.081495 Log likelihood 124.4361 F-statistic 32.94455 Durbin-Watson stat 0.967727 Prob(F-statistic) 0.000000 Nguồn: Tác giả tính toán từ chương trình Eviews 5.1

Các biến độc lập ROA, SIZE, GROW, TAX, NDTS, LIQ, UNI trong mô hình ước lượng tổng nợ trên tổng tài sản đều có Sig. < 0.05, tức là các biến độc lập này phù hợp với mô hình và có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5%.

Ngược lại, các biến độc lập như TANG, RISK, trong mô hình ước lượng nợ dài hạn trên tổng tài sản có Sig. > 0.05, tức là các biến độc lập này không có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5% đối với mô hình.

Hệ số R Square = 63.28% cho thấy độ tương thích của mô hình khoảng 63.28%, nói cách khác 63.28% biến thiên của biến nợ dài hạn trên tổng tài sản được giải thích bởi các biến nêu trên.

Mô hình: Tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp khảo sát

ROE = f(STD; LTD; ROA;TAX) (3.4) Kết quả ước lượng từ chương trình eviews như sau:

Bảng 2.12: Tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của mô hình hồi quy tổng thể

Dependent Variable: ROE Method: Least Squares Date: 10/28/11 Time: 00:31 Sample: 1 182

Included observations: 182

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. STD 0.062193 0.004012 15.500730 0.000000 LTD 0.004012 0.011052 0.362993 0.717000 ROA 1.395220 0.022896 60.937640 0.000000 TAX -0.015825 0.005460 -2.898082 0.004200 C -0.013818 0.001640 -8.427639 0.000000 R-squared 0.958953 Mean dependent var 0.043383 Adjusted R-squared 0.958026 S.D. dependent var 0.036722 S.E. of regression 0.007524 Akaike info criterion -6.914476 Sum squared resid 0.010019 Schwarz criterion -6.826454 Log likelihood 634.2173 F-statistic 1033.795 Durbin-Watson stat 1.451669 Prob(F-statistic) 0.000000 Nguồn: Tác giả tính toán từ chương trình Eviews 5.1

Các biến độc lập STD, ROA và TAX trong mô hình ước lượng hiệu quả tài chính đều có Sig. < 0.05, tức là các biến độc lập này phù hợp với mô hình và có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5%.

Ngược lại, biến độc lập LTD trong mô hình ước lượng có Sig. > 0.05, tức là biến độc lập này không có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5% đối với mô hình. Hệ số R-square = 95.9% cho thấy độ tương thích của mô hình khoảng 95.9%, nói cách khác 95.9% biến thiên của biến hiệu quả tài chính được giải thích bởi các biến nêu trên.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 73)