Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và cấu trúc tài chính không cho kết quả đồng nhất.
Theo lý thuyết chi phí đại diện, tồn tại một quan hệ nghịch chiều giữa cấu trúc tài chính và cơ hội tăng trưởng. Các doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng trong tương lai thường dựa vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Nếu doanh nghiệp có tỉ lệ nợ cao thì các cổ đông của doanh nghiệp có khuynh hướng không đầu tư nhiều vào các dự án của doanh nghiệp bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là cho các cổ đông. Vì vậy, các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao thường dựa vào vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay. Một số nghiên cứu thực nghiệm đồng thuận với lý thuyết chi phí đại diện về mối quan hệ nghịch chiều giữa cấu trúc tài chính và cơ hội tăng trưởng như Rajan và Zingales (1995), Wald (1999), Kim và Stulz (1996), và Chen (2004).
Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng lại đưa ra một cái nhìn ngược lại, cho rằng cơ hội tăng trưởng có mối quan hệ thuận với tỉ lệ nợ. Khi các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao thì các nguồn vốn nội bộ ưu tiên sử dụng trước, nếu vẫn chưa đủ thì mới sử dụng đến nợ. Ủng hộ mối tương quan này Booth et al (2001), Bevan và Đanbolt (2002) và Ramalho và Da Silve (2007).
Vì vậy, giả thuyết 7 được xây dựng là: cấu trúc tài chính có quan hệ tỷ lệ nghịch hoặc tỷ lệ thuận với cơ hội tăng trưởng.
Cơ hội tăng trưởng được xác định bởi: Cơ hội tăng trưởng
(GROW) =
Tổng tài sản(t+1) – Tổng tài sản(t)
Tổng tài sản(t)