Nhóm các nghiên cứu về vấn đề khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 33)

Các bài nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ giữa khả năng sinh lời của doanh nghiệp với tỷ lệ đòn bẩy tài chính và các nhân tố khác như quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, thuế thu nhập doanh nghiệp, …

Joshua Abor, University of Ghana Business School, Legon, Ghana “ảnh hưởng ca cấu trúc tài chính đến kh năng sinh lời: phân tích thc nghim ca các doanh nghip niêm yết trên th trường chng khoán Ghana (năm 2005). Tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoáng Ghana trong khoản thời gian từ năm 1998 – 2002. Tác giả dùng chỉ tiêu hiệu quả tài chính và tỷ suất nợ là 2 biến số chính cho bài nghiên cứu. Biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính được tính bằng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cổ phần. Các biến độc lập bao gồm tỷ suất nợ được tính bằng nợ ngắn hạn trên tổng vốn, nợ dài hạn trên tổng vốn và tổng nợ trên tổng vốn; quy mô doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng. Tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để phân tích mối quan hệ này.

Kết quả cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa nợ ngắn hạn và hiệu quả tài chính, cho rằng doanh nghiệp có lợi nhuận sử dụng nhiều nợ ngắn hạn trong nhu cầu vốn hoạt động của doanh nghiệp. Nợ ngắn hạn là nhân tố quan trọng hoặc là nguồn tài trợ chủ yếu đối với các doanh nghiệp, thể hiện 85% trong tổng nợ vay. Tuy nhiên, kết quả cho thấy có một mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa nợ dài hạn và hiệu quả tài chính. Liên quan đến mối quan hệ giữa tổng nợ và hiệu quả tài chính, kết quả cho rằng có một quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng nợ và hiệu quả tài chính. Nghiên cứu này cho rằng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn và phối hợp giữa các loại khoản nợ vay. Trong trường hợp ở Ghanaian, tương ứng 85% của tổng nợ là nợ ngắn hạn.

TS. Trần Thị Thanh Tú, nghiên cứu viên VDF, Giảng viên, khoa Ngân hàng – Tài chính, NEU (2009) “Tác động của cơ cấu vốn đến kh năng sinh lời phân tích kim chng vi các công ty niêm yết trên th trường chng khoán Vit Nam.

Tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu tài chính của 142 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và 107 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ năm 2005 đến 2008. Các nhân tố tác động bao gồm: khả năng sinh lời, tài sản hữu hình, thuế, quy mô doanh nghiệp, các khoản tiết kiệm thuế không phải là nợ, cơ hội phát triển, rủi ro kinh doanh và cơ cấu sở hữu vốn cổ phần. Tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định sự tác động của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp khảo sát. Biến phụ thuộc là khả năng sinh lời được đo lường bằng chi tiêu hiệu quả tài chính (ROE) – tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Kết quả kiểm định cho thấy rằng, cơ cấu vốn của các doanh nghiệp bị tác động bởi nhiều nhân tố, đến lượt mình, cơ cấu vốn lại tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp đã dùng một tỷ lệ rất lớn vốn ngắn hạn để tài trợ cho dự án dài hạn. Tuy nhiên, tác động của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời là khác nhau giữa các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trong khi các doanh nghiệp trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh sử dụng đòn bẩy tài chính có tác

động tiêu cực thì các doanh nghiệp trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội lại tận dụng được tác động tích cực của đòn bẩy tài chính.

Zeitun và Tian (2007) Cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: bằng chứng từ các doanh nghiệp ở Jordan”. Tác giả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động của 167 doanh nghiệp ở Jordan trong giai đoạn 1989 – 2003. Bài nghiên cứu này sử dụng các biến tỷ lệ nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ trên tổng tài sản để kiểm định sự ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cấu trúc tài chính ảnh hưởng tỷ lệ nghịch đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động, kết quả này phù hợp với Myer’s đã cho rằng doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ ngắn hạn sẽ có tốc độ tăng trưởng cao và khả năng sinh lợi cao. Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động có mối quan hệ thuận với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này hàm ý là doanh nghiệp có hiệu quả cao phải trả một khoản thuế thu nhập cao. Quy mô doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động, bởi vì doanh nghiệp lớn thì có chi phí phả sản thấp. Nói cách khác, chi phí phá sản tăng lên khi quy mô doanh nghiệp giảm xuống và vì vậy, chi phí phá sản tỷ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)