Ngành nhựa là một ngành xuất hiện từ lâu đời và có vai trò quan trọng trong việc phục vụ đời sống con người cũng như phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như: điện, điện tử, viễn thông, thủy sản, công nghiệp, nông nghiệp, …. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành nhựa đang có sự phát triển mạnh mẽ, đã và đang trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong kế hoạch phát triển kinh tế.
Trong hơn mười năm qua, ngành nhựa Việt Nam đã phát triển với tốc độ khá nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 15% - 25%. Đây có thể nói là một mức phát triển khá ấn tượng đối với một ngành công nghiệp vẫn còn non trẻ. Hiện nay, ngành nhựa Việt Nam đang đầu tư và phát triển trên tất cả các lĩnh vực với cơ cấu sản phẩm đa dạng được chia làm 4 nhóm ngành chính:
x Nhóm sản phẩm nhựa bao bì: đây là nhóm sản phẩm dẫn đầu thị trường với 39% thị phần của ngành bao gồm các sản phẩm như: bao bì rỗng, chai nhựa, lọ nhựa, bao bì đơn, bao bì kép, bao bì nhựa phức hợp, các loại thùng nhựa, ….
x Nhóm sản phẩm nhựa dùng trong vật liệu xây dựng: chiếm khoảng 21% thị trường bao gồm các sản phẩm: ống nước và các phụ kiện ống nước; tấm lợp; tấm trần; ….
x Nhóm sản phẩm nhựa gia dụng: chiếm khoảng 21% thị phần bao gồm các sản phẩm: đồ dùng gia dụng, đồ chơi nhựa, giày dép, …
x Nhóm sản phẩm nhựa kỹ thuật cao: chiếm 19% thị phần bao gồm các sản phẩm như phụ kiện nhựa dùng trong lắp ráp ô tô, xe máy, các thiết bị nhựa dùng trong ngành điện, điện tử, giả da, nhựa PU, ..
Hình 2.1: Cơ cấu ngành nhựa Việt Nam
Nguồn: Bộ Công thương, tác giả tổng hợp
Tính đến nay cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp ngành nhựa, trong đó ngành nhựa bao bì có 702 doanh nghiệp (chiếm 35%); nhựa gia dụng có 794 doanh nghiệp (chiếm 40%); nhựa kỹ thuật cao chỉ có 272 doanh nghiệp (chiếm 14%). Theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, cơ cấu sản phẩm nhựa qua các năm dịch chuyển theo hướng nâng cao dần tỷ trọng các sản phẩm nhựa bao bì và nhựa kỹ thuật cao.
Tốc độ tăng trưởng ngành nhựa luôn được duy trì ở mức cao qua các năm.
Nhựa là một trong những ngành công nghiệp chiến lược của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm trở lại đây. Từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt khoảng 15% - 25%/ năm.
Ngành nhựa có tỷ trọng 4.48% so với toàn ngành công nghiệp nội địa và giữ vai trò một ngành phụ trợ thiết yết cần phát triển trong các kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Ngành nhựa là một trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển do có tăng trưởng tốt và ổn định, xuất khấu khá mạnh, và có khả năng cạnh tranh tốt với các nước trong khu vực.
Nhựa bao bì 39% Nhựa xây dựng 21% Nhựa gia dụng 21% Nhựa kỹ thuật 19%
Năm 2009 được đánh giá là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với nhiều ngành do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên ngành nhựa vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 15%. Nguyên nhân của sự thành công này là do thị trường tiêu thụ phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ nhờ có hỗ trợ từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ tốt đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giữ giá bán ở mức cao trong khi chi phí nguyên liệu sản xuất đầu vào thấp, nhờ đó tỷ suất sinh lời và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn tăng đột biến (tỷ suất lợi nhuận cao đạt khoảng 21% – 22%).
Năm 2010, với sự phục hồi của nền kinh tế nên tình hình sản xuất kinh doanh của ngành nhựa ổn định và tăng trưởng tốt. Tổng giá trị và sản lượng nhựa trong năm 2010 ước đạt 3.8 triệu tấn và 6,613 triệu USD, tương ứng tăng khoảng 18.75% về mặt sản lượng và 15% về mặt giá trị so với năm 2009.
Hình 2.2: Tổng giá trị và sản lượng nhựa giai đoạn 2006 – 2010 của ngành nhựa Việt Nam
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, tác giả tổng hợp
Doanh thu xuất khẩu nhựa đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/ năm. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, sản phẩm nhựa của nước ta hiện có mặt tại 55 nước, trong đó tỷ trọng xuất khẩu tại các thị trường chính bao gồm Nhật Bản chiếm 24%, Mỹ
1,600 1,880 2,294 3,200 3,800 2,629 3,534 5,000 5,750 6,613 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng giá trị và sản lượng nhựa giai đoạn 2006 - 2010
chiếm 20%, nhóm thị trường châu Âu và châu Á chiếm 37%. Thị trường có kim ngạch lớn nhất là Nhật Bản, EU, Mỹ và Campuchia. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu các sản phẩm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỉ trọng khoảng 24.7%. Từ năm 2004 – 2010, kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa liên tục tăng qua các năm và đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 28%. Riêng năm 2010, ngành nhựa chính thức trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khấu vượt 1 tỷ USD, điều này chứng tỏ sức bật của ngành nhựa Việt Nam. Đặc biệt, tại các thị trường châu Âu, sản phẩm của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá từ 8% - 30% như các nước châu Á khác như Trung Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhựa Việt Nam tăng sản xuất và xuất khấu vào các thị trường này.
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, tác giả tổng hợp
Phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, gần 80% nguyên liệu phải nhập khẩu. Hiện nay, mỗi năm ngành nhựa cần trung bình khoảng 2.2 triệu tấn các loại
nguyên liệu đầu vào như PE, PP, PS, … trong khi sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 450,000 tấn nguyên liệu (tương ứng 20% nhu cầu) nên các doanh nghiệp trong ngành vẫn phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên liệu đầu vào để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
485 750 930 808 1049 0 200 400 600 800 1000 1200 2006 2007 2008 2009 2010 Triệu USD Năm
Kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa giai đoạn 2006-2010
Năm 2010, nhập khẩu hạt nhựa đạt 3.7 tỷ USD, tăng 34% về giá trị và 10% về sản lượng do giá hạt nhựa tăng đột biến và đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, giá các sản phẩm nhựa trong nước năm qua đã tăng cao. Hiện nay, giá bán của các doanh nghiệp Việt Nam luôn cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ khoảng 10% – 15%. Ngoài ra, đa số các loại nguyên liệu nhựa đều được sản xuất từ dầu mỏ nên những biến động về giá đối với mặt hàng này cũng là một thách thức đối với ngành nhựa Việt Nam.
Ngành nhựa Việt Nam chỉ mới là ngành gia công, công nghệ kỹ thuật chưa theo
kịp thế giới. Hiện nay, các doanh nghiệp ngành nhựa của Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân nhỏ, quy mô gia đình với năng lực cạnh tranh yếu. Theo kết quả khảo sát của các cơ quan chức năng, có đến hơn 90% doanh nghiệp chủ yếu làm gia công. Đến nay, các doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, một số thiết bị công nghệ cao được nhập từ Đức, Ý và Nhật Bản và đầu tư 60 – 70% máy móc mới, chủ yếu nhập từ châu Á. Vì vậy, giá trị gia tăng trong các sản phẩm nhựa không cao.
Sức cạnh tranh thấp. Hiện nay, mẫu mã và chủng loại nhựa của Việt Nam còn khá
đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của các nhà nhập khẩu, của các ngành kinh tế sử dụng nhựa kỹ thuật. Bên cạnh đó, ngành công nghệ tái chế phế liệu nhựa vẫn chưa phát triển nên các doanh nghiệp nhựa trong nước không thể tận dụng nguồn nguyên liệu tái chế dồi dào vào sản xuất nhằm tạo những sản phẩm có giá trị cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp đang phải chịu áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI có thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và thị phần.