Phân tích hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp khảo sát

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 67)

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận sau thuế chỉ cho thấy được bề ngoài tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chưa thấy được hiệu quả thật sự trong việc sử dụng vốn. Để thấy rõ hơn hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp trong thời gian qua, luận văn này xem xét chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Chỉ tiêu ROE là chỉ tiêu rất quan trọng, đánh giá được khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này chỉ ra rằng một đồng vốn của cổ đông bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Việc nghiên cứu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong mối quan hệ với sự thay đổi của cấu trúc tài chính có ý nghĩa kinh tế quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp khi quyết định sử dụng các nguồn tài trợ để thực hiện các phương án kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận tối đa.

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 2007 2008 2009 2010 26.305 23.671 59.498 61.742 M illio n s

Lợi nhuận sau thuế

-50% 0% 50% 100% 150% 200% 2008 2009 2010 -10% 151% 4% Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao thì trình độ sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao. Để tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp cần xác định cho mình một cấu trúc vốn hợp lý, với sự thay đổi của cấu trúc tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Hình 2.9: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Nhìn chung, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành nhựa có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2007 – 2010. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2007 là 16%, năm 2008 giảm nhẹ xuống còn 14%, nhưng tăng mạnh lên 28% vào năm 2009, sau đó giảm nhẹ còn 25% năm 2010.

Cụ thể, ROE bình quân 4 năm của các doanh nghiệp là 21%, tức là 100 đồng vốn chủ sở hữu được đầu tư thì tạo ra 21 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy các doanh nghiệp không những chi trả lãi ngân hàng mà còn tạo ra một khoản lợi nhuận lớn cho cổ đông.

Trong các doanh nghiệp, doanh nghiêp có ROE cao hơn ROE bình quân là BMP (28%) và NTP (43%), các doanh nghiệp có ROE thấp là TPC (2%), DTT (3%), RDP (8%), SPP (9%), … 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 2007 2008 2009 2010 16% 14% 28% 25%

Bảng 2.6: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các doanh nghiệp được khảo sát ngành nhựa

DOANH

NGHIỆP 2007 2008 2009 2010 TRUNG BÌNH Xu hướng

BPC 15% 14% 18% 12% 15% Giảm HBD 13% 20% 17% 19% 17% Tăng SPP 6% 7% 6% 18% 9% Tăng TPC 3% -23% 19% 11% 2% Giảm TPP 15% 13% 13% 12% 13% Giảm TTP 13% 16% 19% 17% 16% Tăng VPK 13% 5% 15% 15% 12% Tăng DPC 14% 11% 20% 16% 15% Giảm DTT 4% 6% 1% 1% 3% Giảm RDP 9% 6% 7% 11% 8% Tăng BMP 23% 20% 37% 32% 28% Tăng DNP 16% 11% 14% 11% 13% Giảm NTP 37% 38% 56% 40% 43% Tăng Trung bình 16% 14% 28% 25% 21% Giảm

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Cụ thể, năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế đã làm cho ROE của toàn ngành thấp khoảng 14%, nhưng trong đó các doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời cao hơn hẳn như BMP (20%), NTP (38%), HBD (20%).

Sang năm 2009, mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng ROE bình quân của ngành nhựa đạt tỷ lệ cao 28%, hầu hết các doanh nghiệp đều có mức tỷ suất sinh lời cao hơn năm 2008 như NTP (56%), BMP (37%), DPC (20%), …

Năm 2010, do sự biến động liên tục của giá nguyên vật liệu, lượng vốn lưu thông gặp nhiều trở ngại cùng với lãi suất vay ngân hàng cao, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp ngành nhựa nói riêng. Vì vậy, ROE bình quân của ngành nhựa năm 2010 là 25% giảm nhẹ so với năm 2009. Tuy nhiên, ngành nhựa vẫn có tỷ lệ ROE bình quân cao hơn so với nhiều ngành khác.

Tóm lại, hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp trong ngành nhựa tương đối tốt và có xu hướng tăng lên qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)