Rủi ro kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 27)

Rủi ro kinh doanh là rủi ro tiềm ẩn trong bản thân hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp cho dù doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống. Rủi ro kinh doanh gắn liền với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, từng ngành. Những doanh nghiệp trong cùng ngành thường phải đối phó với những nhân tố gây ra rủi ro kinh doanh tương tự nhau. Các nhân tố gây ra rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp là vô số, chẳng hạn như: tính biến đổi của doanh số theo chu kỳ kinh

doanh, tính biến đổi của giá bán, của chi phí, sự tồn tại của sức mạnh thị trường, sự cạnh tranh, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi trong cấu trúc chi phí, trình độ quản lý của doanh nghiệp, trình độ nhân lực, tiềm lực tài chính, vị trí địa lý, khu vực thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động, chính sách, luật pháp của nhà nước, tỷ giá hối đoái, ….

Theo lý thuyết đánh đổi, các doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao sẽ có khả năng kiệt quệ tài chính cao hơn, do dao động cao của thu nhập hoạt động. Vì vậy các doanh nghiệp phải cân nhắc giữa lợi ích về thuế với chi phí phá sản. Ngoài ra, các chủ nợ sẽ hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao và họ sẽ yêu cầu trả một khoản lãi vay cao hơn.

Tương tự, lý thuyết chi phí đại diện cũng cho rằng việc sử dụng nợ vay sẽ càng nhiều hơn nếu như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cao hơn. Bởi vì, với các doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh nhiều hơn, chi phí phá sản và chi phí đại diện cũng cao hơn các doanh nghiệp bình thường khác, và đây chính là điều trở ngại cho việc vay nợ của doanh nghiệp.

Tóm lại, các lý thuyết về cấu trúc tài chính đều cho rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro kinh doanh và đòn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 27)