cho kết quả tương tự như Wald (1999), Huang và Song (2002), Rao và Jijo (2000), Chen (2004), …
Vậy, giả thuyết 10 được xây dựng là: Tấm chắn thuế phi nợ có mối quan hệ tỉ lệ
nghịch với cấu trúc tài chính.
Tấm chắn thuế phi nợ được đo lường theo công thức là: Tấm chắn thuế phi nợ
(NDTs) =
Chi phí khấu hao Tổng tài sản
1.3.2.9 Mối quan hệ giữa tính thanh khoản với cấu trúc tài chính
Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp sẽ làm cho doanh nghiệp không tận dụng được các cơ hội tạo ra lợi nhuận. Điều này ám chỉ cơ hội đầu tư bị giới hạn và khả năng điều hành cũng bị hạn chế. Việc này có thể dẫn đến việc phải bán đi các dự án đầu tư và tài sản, và tình trạng xấu nhất là vỡ nợ và phá sản. Còn đối với cổ đông, khả năng thanh toán thấp thường báo trước khả năng sinh lợi thấp và ít cơ hội.
Vì vậy, tính thanh khoản có vai trò quan trọng đến quyết định cấu trúc tài chính. Nếu một doanh nghiệp có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ để thực hiện cơ hội đầu tư.
Giả thuyết 11 là tính thanh khoản có tương quan thuận với cấu trúc tài chính.
Tính thanh khoản được đo lường theo công thức sau: Tính thanh khoản (LIQ) = Tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
1.3.2.10 Mối quan hệ giữa đặc điểm riêng của doanh nghiệp với cấu trúc tài chính chính
Đặc điểm riêng của doanh nghiệp hàm ý là đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Tính chất độc đáo của sản phẩm được hình thành từ đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các đặc điểm độc đáo này có thể sẽ khiến cho giá trị thu hồi ước tính của tài sản hay hàng tồn kho của doanh nghiệp khi phá sản ít hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp có các sản phẩm độc đáo thường có đòn bẩy tài chính thấp các doanh nghiệp có sản phẩm hữu hình. Vì vậy, giả thuyết được xây dựng như sau:
Giả thuyết 12 là đặc điểm riêng của doanh nghiệp có quan hệ tỉ lệ nghịch với cấu trúc tài chính.
Đặc điểm riêng của doanh nghiệp được đo lường theo công thức sau: Đặc điểm riêng của doanh
nghiệp (UNI) =
Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần
Bảng: Tóm tắt các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Giả
thuyết Các nhân tốảnh hưởng Ký hiệu
Kỳ vọng tương
quan (+ / -) Cấu trúc tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
H1 Cấu trúc tài chính STD +
LTD +
H2 Hiệu quả kinh doanh ROA +
H3 Thuế thu nhập doanh nghiệp TAX -
Các nhân tốảnh hưởng đến cấu trúc tài chính
H4 Hiệu quả kinh doanh ROA +/-
H5 Tài sản hữu hình TANG +
H6 Quy mô doanh nghiệp SIZE +
Giả
thuyết Các nhân tốảnh hưởng Ký hiệu Kỳquan (+ / -) vọng tương
H8 Rủi ro kinh doanh RISK -
H9 Thuế thu nhập doanh nghiệp TAX +
H10 Tấm chắn thuế phi nợ NDTS -
H11 Tính thanh khỏan LIQ +
H12 Đặc điểm riêng của doanh nghiệp UNI -
1.3.3 Mô hình nghiên cứu của đề tài
Dựa vào các giả thuyết đã trình bày ở trên, tác giả sử dụng mô hình hồi quy kinh tế lượng để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam. Mô hình nghiên cứu bao gồm 2 mô hình như sau:
x Mô hình 1: mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp.
STD = f(ROA; TANG; SIZE; GROW; RISK; TAX; NDTS; LIQ; UNI) LTD = f(ROA; TANG; SIZE; GROW; RISK; TAX; NDTS; LIQ; UNI) TD = f(ROA; TANG; SIZE; GROW; RISK; TAX; NDTS; LIQ; UNI)
x Mô hình 2: mô hình phân tích tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam
Mô hình này để đo lường mức độ ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
ROE = f(STD; LTD; ROA; TAX) Trong đó:
LTD : Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản TD : Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản ROA : Hiệu quả kinh doanh
TANG : Tài sản hữu hình SIZE : Quy mô doanh nghiệp GROW : Cơ hội tăng trưởng RISK : Rủi ro kinh doanh
TAX : Thuế thu nhập doanh nghiệp NDTS : Tấm chắn thuế phi nợ
LIQ : Tính thanh khỏan
UNI : Đặc điểm riêng của doanh nghiệp
Nguồn số liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn số liệu: Nghiên cứu này tác giả sử dụng số liệu của 13 doanh nghiệp ngành Nhựa Việt Nam. Số liệu sử dụng là số liệu lấy từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp từ năm 2008 đến quý 1 năm 2011 đã được kiểm toán và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các doanh nghiệp được chọn là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thuộc ngành nhựa và là các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin trên báo cáo tài chính.
Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu: tác giả thu thập dữ liệu chủ yếu từ các trang website của các Công ty chứng khoán, của doanh nghiệp khảo sát, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này giới thiệu tổng quan về cấu trúc tài chính, các lý thuyết về cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính.
Ngoài ra, chương này cũng trình bày tổng quát về các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm này được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, của các quốc gia khác nhau. Với mục tiêu của luận văn là phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam, phần này đã giới thiệu một cách tổng quát về kết quả của các nghiên cứu tương tự ở các nước khác nhau. Đây là cơ sở để phân tích và chọn lọc để đưa vào mô hình hồi quy nhằm kiểm định các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính đối với các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA VIỆT NAM