6. Kết cấu của đề tàị
3.2.2.2.1. Đẩy mạnh công tác thu thập, xử lý thông tin tình báo Hải quan
* Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu thập thông tin có chất lượng cao
Trước hết, phải khẳng định công tác thu thập, xử lý thông tin là không chỉ là nhiệm vụ của hệ thống các đơn vị chuyên trách thuộc lực lượng kiểm soát hải quan mà còn là nhiệm vụ của toàn ngành Hải quan. Để thực hiện công tác này có hiệu quả cần tập trung thực hiện một số công việc cụ thể sau:
- Rà soát, nghiên cứu toàn bộ công tác thu thập thông tin của toàn ngành Hải quan, đặc biệt chú trọng đến việc thu thập, phân loại, hệ thống hóa và quản lý tốt thông tin nghiệp vụ thu thập được từ các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày của ngành, nhất là từ các hoạt động thông quan, kiểm tra trong và sau thông quan. Các thông tin này phải được cập nhật đầy đủ, kịp thờị Cần nghiên cứu sớm có biện pháp về kiện toàn tổ chức, về cơ chế hoạt động để công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan này được tiến hành nghiêm chỉnh, có hiệu quả ở từng cấp và từng lĩnh vực nghiệp vụ của Ngành.
- Cần nghiên cứu xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin bổ sung cho hệ thống cơ sở dữ liệu lấy từ hoạt động thông quan của ngành, trong đó có thông tin về hoạt động, về quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu, hành khách xuất, nhập cảnh; thông tin về các vi phạm pháp pháp luật hải quan; thông tin về các đối tác thương mại; thông tin về các chế độ, chính sách quản lý nhà nước về hải quan; thông tin về hàng hóa xuất nhập khẩu… và nhiều thông tin nghiệp vụ khác. Để đảm bảo yêu cầu này cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm cả hệ thống máy móc và chương trình quản lý, trong đó các chương trình tích hợp quản lý thông tin và hệ thống các tiêu chí để phân loại, tổng hợp và đánh giá thông tin là chương trình quan trọng nhất. Đây cũng chính là cốt lõi của hệ thống quản lý rủi ro nhằm phân loại các đối tượng chấp hành tốt và chấp hành không tốt pháp luật về hải quan để áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát phù hợp.
- Đẩy mạnh triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để hỗ trợ cho công tác thu thập thông tin như : Tổ chức thực hiện công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình thường xuyên tại tất cả các địa bàn nhằm phát hiện đối tượng trọng điểm, các xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại mới nảy sinh, những phương thức thủ đoạn và
quy luật hoạt động buôn lậụ Cần tập trung điều tra nghiên cứu nắm tình hình đối với những tuyến và ngành hàng trọng điểm, những khu vực nổi cộm về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại những lĩnh vực nhạy cảm mà đối tượng dễ lợi dụng. Xác định đối tượng trọng điểm đưa vào diện sưu tra và quản lý đối tượng sưu tra có hiệu quả. Củng cố, xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật hoạt động hiệu quả tại các địa bàn trọng điểm, trên cơ sở đó hình thành hệ thống theo dõi, nắm tình hình, quản lý địa bàn có chiều sâu, thống nhất từ Tổng cục tới Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các Chi cục Hải quan.
* Đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trong công tác chống gian lận thương mạị
Trong kế hoạch cải cách, hiện đại hóa hải quan, một mảng nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay đang được thúc đẩy thực hiện đó là áp dụng công tác quản lý rủi ro vào hoạt động nghiệp vụ. Đây là một phương thức quản lý tiên tiến, đem lại lợi ích cho cả Hải quan và doanh nghiệp, nhưng thời gian qua chưa được các đơn vị hải quan địa phương chú trọng đúng mức.
Đẩy mạnh việc áp dụng Quản lý rủi ro (QLRR) là yêu cầu cấp thiết đối với ngành Hải quan. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá, áp lực về sự gia tăng của khối lượng công việc và ứng phó với những thay đổi đột biến của kinh tế, chính trị thế giới đang là gánh nặng cho ngành Hải quan. Ngành vừa phải không ngừng tìm kiếm các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, đồng thời kiểm soát chặt chẽ đối tượng quản lý, trong điều kiện nguồn lực không thay đổi, thậm chí bị thu hẹp. QLRR cung cấp cho cơ quan Hải quan một phương pháp quản lý khoa học. Qua việc xác định đối tượng có rủi ro cao, ưu tiên tập trung nguồn lực vào quản lý đối với số đối tượng này, công tác quản lý sẽ không bị dàn trảị Từ đó giảm bớt áp lực công việc, cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Có thể nói rằng, việc áp dụng kỹ thuật QLRR là một cấu phần không tách rời và cũng là điều kiện cho việc triển khai thực hiện chương trình cải cách, hiện đại hoá Ngành Hải quan. Lợi ích của QLRR với hoạt động quản lý của ngành Hải quan là không cần bàn cãị Áp dụng QLRR sẽ giảm tải khối lượng công việc trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện và hành khách xuất nhập cảnh nhờ giảm bớt các thủ tục, giảm tỷ lệ kiểm tra, chỉ tập trung kiểm tra đối với các đối tượng trọng điểm. Chi cục cũng có thể bố trí, sắp xếp nguồn lực phù hợp, hiệu quả dựa trên các rủi ro được xác định và đánh giá. Hoạt động QLRR giúp nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát của Hải quan đồng thời cải thiện khả năng tuân thủ pháp
luật của đối tượng chịu quản lý về Hải quan. QLRR cũng tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Hải quan và doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, để hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, Chi cục cần tiến hành đánh giá lại toàn bộ thông tin cơ sở dữ liệu doanh nghiệp hiện có, bao gồm cả các thông tin trong ngành Hải quan từ các cơ sở dữ liệu các cấp thông tin trong Chi cục và các thông tin quản lý của các cơ quan, tổ chức có liên quan; nghiên cứu chuẩn mực hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp theo kinh nghiệm của Hải quan quốc tế để hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin phù hợp với yêu cầu quản lý của Chi cục. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp và hàng hóa trên cơ sở các tiêu chí đã xác định.
Việc đánh giá rủi ro được dựa trên càng nhiều số liệu thống kê càng tốt. Vì vậy, hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin có đầy đủ và toàn diện thì mới đảm bảo cho công tác quản lý rủi ro đạt hiệu quả caọ Hệ thống cơ sỏ dự liệu thông tin về doanh nghiệp cũng như hàng hóa phải đầy đủ các thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, đồng thời các thông tin này phải được cập nhật, xử lý, lưu trữ đầy đủ, chính xác, thường xuyên, liên tục. Tiến hành xây dựng các tiêu chí quản lý rủi ro trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan để bổ sung cho các tiêu chí quản lý rủi ro trong thông quan. Đồng thời, bên cạnh việc xây dựng bộ tiêu chí quản lý rủi ro của doanh nghiệp và hàng hóa, cần đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp và hàng hóa trên cơ sở các tiêu chí đã xác định. Mặt khác, Chi cục cũng cần nghiên cứu và gấp rút góp ý xây dựng bộ tiêu chí quản lý rủi ro ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn.
Đối với hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về hàng hóa: Thực hiện tiêu chuẩn hóa các thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể đó là thực hiện tiêu chuẩn hóa thông tin về tên hàng và mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, là đối tượng chủ yếu của hải quan.
Hoàn thiện hệ thống phần mềm liên quan đến quản lý rủi ro: Xây dựng chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng về quản lý rủi ro, về công nghệ thông tin hoàn chỉnh và đồng bộ cả phần cứng, phần mềm hỗ trợ qua chương trình quản lý, đặc biệt tăng cường tự động hóa thủ tục hải quan; xây dựng hệ thống phần mềm có các chức năng cơ bản và được kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các cơ quan quản lý có liên quan.
Lợi ích của QLRR đối với Hải quan đã rõ, vậy với doanh nghiệp thì QLRR đem lại lợi ích gì? Trên thực tế, Doanh nghiệp chính là những người được hưởng lợi trực
tiếp từ việc áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan. Việc áp dụng QLRR đã góp phần làm giảm các thủ tục hành chính, giảm sự can thiệp của cán bộ Hải quan. Nhờ đó doanh nghiệp không bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh; đặc biệt loại trừ các điều kiện làm nảy sinh việc gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ. Áp dụng QLRR tạo ra cơ chế cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp trên nền tảng tuân thủ pháp luật. Các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan được thông quan nhanh, giảm chi phí.
Cũng phải nói thêm rằng, việc áp dụng QLRR cần sự hợp tác từ cả hai phía Hải quan và doanh nghiệp. Ngành Hải quan thông qua áp dụng kỹ thuật QLRR hỗ trợ tuân thủ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩụ Về phần mình, doanh nghiệp trong cơ chế áp dụng QLRR cần tăng cường năng lực chấp hành pháp luật và hợp tác cung cấp, trao đổi thông tin với cơ quan hải quan để góp phần xây dựng môi trường tuân thủ pháp luật hải quan.