6. Kết cấu của đề tàị
3.2.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật Hải quan, pháp luật hình sự
* Hoàn thiện pháp luật Hải quan
- Sửa đổi quy định về địa bàn hoạt động hải quan:
Theo quy định tại điều 6 của Luật Hải quan thì địa bàn hoạt động bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan,
bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, địa bàn hoạt động của Hải quan bị bó hẹp, hạn chế trong phạm vi khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng sông quốc tế và các địa điểm làm thủ tục hải quan trong nội địa, trong khi hoạt động của tội phạm ngày càng rộng, vượt ta khỏi biên giới quốc gia, vì vậy việc triển khai các hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan, cũng như áp dụng các biện pháp điều tra gặp nhiều khó khăn, vì hoạt động khám xét của Hải quan chỉ được tiến hành trong địa bàn hoạt động hải quan. Vì vậy cần sớm sửa đổi, bổ sung Luật hải quan theo hướng mở rộng phạm vi địa bàn Hải quan: Đó là địa bàn hoạt động hải quan, nơi Hải quan tiến hành làm thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan quy định tại Điều 6 Luật hải quan hiện hành và khu vực kiểm soát Hải quan.
- Bổ sung quy định của Luật hải quan về việc lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đặc thù trong công tác nghiệp vụ:
Theo quy định tại quyết định 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới (gọi tắt là lực lượng kiểm soát Hải quan). Theo đó lực lượng kiểm soát hải quan được trao quyền tiến hành các biện pháp nghiệp vụ đặc thù như điều tra nghiên cứu nắm tình hình; xây dựng cơ sở bí mật; trinh sát nội tuyến; trinh sát ngoại tuyến; trinh sát kỹ thuật,... Tuy nhiên những biện pháp này mới được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, do vậy cần phải được quy định cụ thể trong Luật hải quan - văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn và là cơ sở pháp lý quan trọng trong thực thi nhiệm vụ của cơ quan Hải quan.
* Hoàn thiện pháp luật hình sự
- Theo nội dung của Điều 153, Điều 154 Bộ luật hình sự thì người nào buôn bán hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trị giá từ 100 triệu đồng trở lên; hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi của hai điều này hoặc tại một trong các Điều 155,156,157,158,159,160 và 161 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa xóa án tích mà còn vi phạm
thì cũng bị coi là phạm tộị Việc định lượng giá trị hàng hóa, tiền tệ phạm pháp là 100 triệu đồng hoặc trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên (theo Điều 161 Bộ luật hình sự) bị coi là tội phạm không phù hợp với thực tiễn hiện naỵ Vì trên thực tế phần lớn (khoảng 80%) các vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đều có giá trị hàng hóa từ 100 triệu đồng trở lên hoặc đa số các vụ vi phạm do lực lượng kiểm tra sau thông quan phát hiện số thuế ẩn lậu đều trên 50 triệu đồng. Vì vậy, đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và tội trốn thuế cần phải quy định lại định lượng giá trị hàng hóa, số thuế ẩn lậu làm căn cứ xử lý hình sự.
Bên cạnh đó, việc xác định hành vi buôn bán trái phép qua biên giới là nguy hiểm "đáng kể" hay "không đáng kể" trong thực tế không chỉ phụ thuộc rất nhiều vào giá trị kinh tế của hàng hoá buôn lậu, mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào việc xem xét đánh giá tổng hợp các yếu tổ chủ quan, khách quan của tội phạm và điều kiện kinh tế, chính trị xã hội nơi xảy ra tội phạm. Trên thực tế, nhiều trường hợp giá trị của hàng hoá buôn lậu chưa phản ánh đầy đủ chính xác mức độ nguy hiểm và hậu quả của các hành vi buôn bán trái phép qua biên giới đã gây ra (trường hợp hàng hóa là các mặt hàng cấm).
Vì vậy, cùng với việc quy chuẩn giá trị kinh tế của hàng hóa phạm pháp theo tinh thần điều luật quy định, các cơ quan chức năng cần có quy định hướng dẫn cụ thể về số lượng, chủng loại hàng hoá và khung hình phạt tương ứng với các trường hợp buôn bán trái phép qua biên giới các loại hàng cấm. Riêng các loại hàng cấm khó quy định về số lượng và giá trị kinh tế như: một số loại văn hoá phẩm đồ trụy hoặc các vật phẩm có giá trị về văn hoá, lịch sử…, cần quy định đó là những tình tiết tăng nặng chuyển khung và phải chịu hình phạt nặng hơn so với hình vi buôn bán, tàng trữ các loại hàng cấm đó trong thị trường nội địạ
- Hiện nay, việc phân biệt hành vi vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hành vi trốn thuế đang có nhiều quan điểm và cách xử lý khác nhau ở các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và trong ngành Hải quan nói riêng. Vì vậy, kiến nghị các cơ quan chức năng cần hướng dẫn cụ thể Điều 153, Điều 254 Bộ luật hình sự.
3.2.2.1.2. Xây dựng các chế tài đủ mạnh để dập tắt động cơ gian lận thương mạị
Việc quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan đã thể hiện sự răn đe, trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với những cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần. Ngoài ra việc quy định hình thức xử phạt còn mang tính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước. Tăng cường chế tài để dập tắt động cơ buôn lậu, gian lận thương mạị tăng mức xử phạt vi phạm với giá trị lớn gấp nhiều lần so với giá trị hàng vi phạm, đồng thời đánh mạnh vào đạo đức của đối tượng.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng với những phương thức thủ đoạn đa dạng, tinh vi hơn. Với đặc thù trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, khi phát hiện tội phạm nếu không cho phép cơ quan Hải quan có quyền tạm giữ người, bắt giữ người, nếu để người đó xuất cảnh thì việc điều tra, truy tố sẽ gặp khó khăn. Do vậy, Bộ luật tố tụng hình sự cần bổ sung quy định cho cơ quan Hải quan có quyền bắt người, tạm giữ người để kịp thời ngăn chặn người phạm tội bỏ ra nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra sau nàỵ
- Hiện nay, Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự cho phép các đơn vị thuộc ngành hải quan thực hiện điều tra đối với vụ án buôn lậu, bao gồm: Tại cơ quan Tổng cục là Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan. Tuy nhiên, lại không quy định đơn vị chuyên trách hoặc chủ trì, đầu mối thống nhất trong toàn Ngành Hải quan về công tác điều trạ Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế kết quả điều tra các vụ án buôn lậu trong những năm quạ Để nâng cao hiệu quả của công tác này cần thiết phải quy định cụ thể thẩm quyền điều tra của các đơn vị Hải quan, trong đó Cục Điều tra chống buôn lậu là đơn vị chủ trì, đầu mối, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác điều tra một cách thống nhất trong toàn Ngành Hải quan.
Đề nghị nâng Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thành Luật xử lý vi phạm hành chính và Luật lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam để đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc cho các lực lượng hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
Hãy tập trung vào biện pháp xử phạt hành chính bằng cách tăng cường đủ lực lượng thường trực trên các tuyền đường vị Xin lưu ý là lực lượng này phải làm việc nghiêm minh chứ nếu cứ ăn mãi lộ thì tăng bao nhiêu cũng không kết quả.
3.2.2.2. Nhóm tăng cường và đẩy mạnh việc sử dụng hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ