6. Kết cấu của đề tàị
2.3.4.2 Thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan
- Đánh giá chung tình hình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Xác định kiểm tra sau thông quan là một trụ cột của hải quan hiện đại, Lãnh đạo Cục và CBCC toàn Cục đã xác định vai trò của Kiểm tra sau thông quan là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ cải cách hiện đại hóa hải quan. Sau khi dự Hội nghị triển khai tuyên ngôn phục vụ khách hàng và công tác kiểm tra sau thông quan năm 2011 tại Tổng cục, đơn vị đã triển khai thực hiện Chỉ thị 568/CT-TCHQ ngày 09/02/2011 của Tổng cục Hải quan, xây dựng quy chế phối hợp giữa Chi cục Kiểm tra sau thông quan với các Chi cục Hải quan trong công tác phúc tập hồ sơ, cung cấp thông tin và kiểm tra sau thông quan và triển khai các biện pháp thực hiện tốt công tác kiểm tra sau thông quan trong những năm tiếp theọ Tuy nhiên, công tác kiểm tra sau thông quan của Hải
quan Hà Tĩnh chưa làm được nhiều, mới chủ yếu dừng lại ở mức phúc tập hồ sơ là chủ yếu, mà chưa tổ chức được hoạt động kiểm tra sau thông quan hiệu quả tại trụ sở doanh nghiệp.
Căn cứ vào áp dụng tiêu chí QLRR, quản lý Hệ thống thông tin nghiệp vụ, Cục Hải quan Hà Tĩnh có thể xác định trọng điểm Kiểm tra sau thông quan, cũng như xác định trọng điểm Giám sát Hải quan.
Đối với việc xác định trọng điểm Kiểm tra sau thông quan, Cục sẽ xác lập danh sách doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra để đánh giá tuân thủ pháp luật Hải quan, pháp luật thuế theo kế hoạch hàng năm; xác định lô hàng XNK rủi ro để tiến hành kiểm trạ Ngoài ra, việc xác lập danh sách doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra được thực hiện bằng việc cập nhật tiêu chí cấp Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ; Hệ thống tự động đánh giá, lập danh sách doanh nghiệp Kiểm tra sau thông quan để đánh giá tuân thủ theo kế hoạch hàng năm.
Việc xác định đối tượng trọng điểm Kiểm tra sau thông quan được áp dụng trong các trường hợp như Cục Hải quan tỉnh áp dụng tiêu chí QLRR lựa chọn đối tượng Kiểm tra sau thông quan để đáp ứng yêu cầu quản lý Hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ; công chức tiến hành thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan, phúc tập tờ khai phát hiện các trường hợp có dấu hiệu rủi ro về vi phạm pháp luật Hải quan, pháp luật thuế nhưng chưa có điều kiện làm rõ; qua phân tích rủi ro phát hiện lô hàng xuất nhập khẩu, quá cảnh đã được thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; kết quả phân tích, đánh giá cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan, pháp luật thuế; theo các chuyên đề trọng điểm về QLRR.
+ Kết quả đạt được:
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2010-2013
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng doanh nghiệp
kiểm tra 5 28 29 17
Số lượng doanh nghiệp
gian lận thương mại 0 2 5 3
Số tiền thuề truy thu
(VNĐ) 0 72.000.000 411.477.950 467.128.398
Công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Hà Tĩnh quá thống kê ta có thể thấy là còn rất nhiều hạn chế. Tổng số doanh nghiệp đã tiến hành kiểm tra sau thông quan trong 4 năm là 79/1249 doanh nghiệp, chiếm 6,3%. Trong năm 2010, chỉ tiến hành kiểm tra 5 doanh nghiệp trên tổng số 687 doanh nghiệp, không phát hiện được sai phạm nào của doanh nghiệp. Bước vào năm 2011, tổng số doanh nghiệp tiến hành kiểm tra sau thông quan là 28, tăng hơn 4 lần, tuy nhiên số vụ phát hiện gian lận thương mại còn hạn chế (2 doanh nghiệp). Trong năm 2013, số lượng doanh nghiệp kiểm tra sau thông quan là 29 doanh nghiệp (tăng 1 doanh nghiệp so với năm 2011) tuy nhiên số vụ phát hiện gian lận thương mại lại tăng 150%, đồng thời số tiền truy thu thuế tăng 470%. Năm 2013, số lượng doanh nghiệp tiến hành kiểm tra sau thông quan giảm mạnh chỉ còn 17 doanh nghiệp (giảm 42% so với năm 2012), tuy nhiên số tiền truy thu thuế lại tăng (467.128.398 vnđ so với 411.477.950 vnđ). Nguyên nhân là do trong năm 2013 hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử, bên cạnh đó là tỉ lệ phân luồng xanh khá nhiều do đó hồ sơ doanh nghiệp đa số được lưu tại Chi cục nơi mở tờ khaị
- Hạn chế trong công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu: + Hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan chưa cao;
+ Công tác kiểm tra sau thông quan chưa thực sự có trọng tâm, trọng điểm dẫn đến tình trạng chưa phát hiện ra nhiều vụ gian lận thương mại;
+ Số lượng doanh nghiệp kiểm tra sau thông quan hàng năm còn ít;
+ Công tác thu thập và phân loại thông tin để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan còn yếụ
- Nguyên nhân của hạn chế trong công tác kiểm tra sau thông quan:
+ Công tác lãnh đạo điều hành của Cục và lực lượng chuyên trách kiểm tra sau thông quan vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò vị trí của công tác này, nên chỉ đạo chưa chưa thường xuyên, chưa thực sự quyết liệt;
+ Biên chế cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu 10% tổng biên chế theo chỉ đạo tại Chỉ thị 568/CT-TCHQ ngày 09/02/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; bên cạnh đó cán bộ làm công tác kiểm tra sau thông quan còn chưa tâm huyết với công việc, hoặc hạn chế năng lực, chưa có kinh nghiệm thực tiễn;
Bảng 2.11: Số lượng nhân viên làm công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2013
2010 2011 2012 2013 Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Biên chế toàn Cục 184 100 189 100 195 100 240 100 Biên chế Chi cục KTSTQ 12 6,5 13 6,9 13 6,7 13 5,4 Biên chế Đội nghiệp vụ - Chi cục KTSTQ 5 2,7 6 3,2 7 3,6 7 2,9 (Nguồn: [7])
Tỷ lệ cán bộ được bố trí chuyên trách để thực hiện các công việc nghiệp vụ này quá nhỏ so với tổng số biên chế của cả Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Do thiếu nguồn nhân lực nên công việc triển khai còn thiếu cả số lượng và chất lượng. Thậm chí, nhiều công chức mới được tuyển dụng nên chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm cho công tác kiểm tra sau thông quan đòi hỏi nhiều về trình độ, năng lực chuyên môn nàỵ
Số lượng nhân viên chuyên trách thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro tại Cục chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số nhân viên. Năm 2010 Cục có đến 184 nhân viên, nhưng công chức tại Chi cục kiểm tra sau thông quan chỉ có 12 ngời, tương đương với 6,5% trong đó số lượng công chức trực tiếp làm công tác kiểm tra sau thông quan chỉ 5 người, tương đương 2,7%. Năm 2011-2013, số lượng này tăng lên 13 ngườị Tuy nhiên, số lượng này là quá ít so với khối lượng công việc tại đơn vị.
+ Văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực hiện;
+ Công tác cập nhật, truyền nhận dữ liệu của ngành hay bị lỗi (do lượng thông tin truyền nhận lớn và dễ chồng chéo khi các Cục thực hiện đồng thời phản hồi thông tin của cùng một doanh nghiệp);
+ Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua địa bàn hầu hết là những mặt hàng truyền thống, không phong phú đa dạng hàng hóa, nhiều mặt hàng có thuế suất thấp, thuế suất bằng không hoặc không có thuế, hàng đầu tư trong nhóm ưu đãi đặc biệt. (Hàng hoá
nhập khẩu chủ yếu là gỗ các loại có xuất xứ Lào, hoa quả, nông sản, hàng điện lạnh… Hàng hoá XK chủ yếu là gỗ dăm, quặng, vật liệu xây dựng, hàng tạp hoá…)
+ Quy chế phối kết hợp thiếu tính khả thi, thiếu chế tài đủ mạnh để thực thi có hiệu quả, đặc biệt trong quan hệ phối hợp với các ngành chức năng như Thuế, Kho bạc, Ngân hàng…
Bên cạnh đó, việc triển khai hệ thống thông quan tự động đã đạt được những bước tiến khích lệ nhưng vẫn còn tồn tại bất cập như sau:
Thứ nhất, việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS được thực hiện đúng tiến
độ, kế hoạch đặt ra, đúng với cam kết chính trị nêu tại Hiệp định và Công hàm tài trợ Dự án ký ngày 22/3/2012 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản.
Thứ hai, trong thời gian vừa qua, việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đã
diễn ra ổn định, chắc chắn, đảm bảo chất lượng, không gây xáo trộn hay làm gián đoạn quá trình làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã nhanh chóng tiếp cận với hệ thống mới và việc thực hiện thông quan đã đi vào ổn định, việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của cơ quan hải quan được bảo đảm, chặt chẽ và hiệu quả. Hạ tầng kỹ thuật và việc chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới an toàn, ổn định.
Thứ ba, việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS không chỉ thay đổi về mặt
công nghệ mà còn thay đổi về mặt quy trình thủ tục, thói quen và cách thức làm thủ tục hải quan của cả cán bộ, công chức hải quan và doanh nghiệp. Chúng ta đều biết, việc thay đổi thói quen vốn đã tồn tại nhiều năm trong một sớm, một chiều là một thách thức không nhỏ. Nhưng nhờ quá trình chuẩn bị tốt: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền và hỗ trợ trực tiếp, kịp thời, việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đã không gây xáo trộn lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Thứ tư, các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Hệ thống
VNACCS/VCIS thời gian qua đã được xử lý nhanh chóng, kịp thờị Ngành Hải quan đã triển khai nhiều biện pháp để xử lý vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho cán bộ, công chức hải quan và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan trên Hệ thống VNACCS/VCIS. Nhờ đó, đến nay, các vướng mắc phát sinh đã cơ bản được xử lý, củng cố lòng tin, tạo sự yên tâm, tin cậy của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
Việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Việc áp dụng Hệ thống VNACCS/VCIS rút ngắn thời gian thông quan (thời gian xử lý thông quan trung bình đối với hàng luồng xanh của Hệ thống không quá 3 giây). Hệ thống VNACCS/VCIS hỗ trợ khai tự động rất nhiều chỉ tiêu giúp doanh nghiệp hạn chế được sai sót trong quá trình nhập dữ liệu nên không phải khai đi khai lại nhiều lần. Đồng thời cả doanh nghiệp và Hải quan sẽ giảm được việc phụ thuộc vào văn bản, giấy tờ như hiện nay bởi các hệ thống văn bản đã được mã hóa, cập nhật vào hệ thống, ví dụ như biểu thuế XNK... Bên cạnh đó, Hệ thống VNACCS hướng đến mô hình một, hạn chế sử dụng hồ sơ giấy thông qua áp dụng chữ kí điện tử…Do vậy, lợi ích của doanh nghiệp ngoài được hưởng từ triển khai Hệ thống VNACCS còn được hưởng lợi ích lâu dài khi triển khai đầy đủ Cơ chế một cửạ
Bên cạnh những mặt được nêu trên, việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS trong thời gian vừa qua còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại do một số lĩnh vực nghiệp vụ thực hiện chưa tốt, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan như: Khâu giám sát hàng hóa, quy trình hướng dẫn chưa thực sự lường hết các tình huống phát sinh tại khâu giám sát, cùng với việc áp dụng máy móc của cán bộ, công chức hải quan tại một số chi cục dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoàn thành thủ tục hải quan, gây ách tắc hàng hóa của doanh nghiệp tại cảng. Giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã kịp thời ban hành các công văn hướng dẫn cụ thể công tác giám sát, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật và quán triệt cán bộ, công chức toàn ngành hết lòng, hết sức phục vụ người dân và doanh nghiệp.