6. Kết cấu của đề tàị
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
Các giải pháp vĩ mô có thể áp dụng ở cấp Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan. Các cơ quan này có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan cấp dưới thi hành các quy định của pháp luật, hướng dẫn và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước này cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của mình qua việc thực hiện các giải pháp vĩ mô trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Để công tác chống gian lận thương mại có hiệu quả, yêu cầu phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, có chính sách trừng phạt nghiêm minh cho từng mức độ gian lận, bịt kín các kẽ hở của cơ chế chính sách, thu hẹp môi trường và tước bỏ các điều kiện mà gian lận thương mại có thể len lỏi, khai thác, lợi dụng để thu lợi bất chính. Hệ thống pháp luật hiện nay vẫn trong tình trạng vừa thiếu vừa không đầy đủ, thiếu cơ sở pháp lý dẫn đến tùy tiện, không thống nhất trong thực hiện. Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh chống gian lận thương mại còn chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn cho những người thi hành.
Trong thời gian tới, cần phải tập trung hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, bao gồm: Rà soát lại các văn bản pháp luật đã ban hành, bãi bỏ những văn bản đã hết hiệu lực, không còn phù hợp với thực tế; sửa đổi, bổ sung những văn bản còn thiếu sót, trong thời gian thực hiện còn nhiều vướng mắc; ban hành các văn bản mới hướng dẫn các vấn đề nảy sinh vướng mắc trong thực tế, hoặc thay thế những văn bản đã hết hiệu lực kịp thời, tránh tình trạng văn bản cũ đã hết hiệu lực nhưng chưa có văn bản mới hướng dẫn thực hiện. Nên tập trung xây dựng chính sách thuế căn cứ vào mục đích sử dụng, mức thuế không nên quá cao, khuyến khích được người sản xuất kinh doanh tự giác nộp thuế cho Nhà nước.
Thứ hai, tăng cường và đẩy mạnh việc sử dụng hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ. Trong công tác đấu tranh chống gian lận thương mại, ngoài việc có một hệ thống pháp lý chặt chẽ để làm kim chỉ nam cho các hoạt động chống gian lận thương mại thì việc vận dụng nó để trở thành công cụ trong công tác chống gian lận thương mại cũng vô cùng quan trọng.
Việc đưa các quy định từ hệ thống pháp lý vào thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động gian lận thương mại đòi hỏi phải áp dụng rất nhiều các nghiệp vụ liên quan. Những biện pháp nghiệp vụ này chính là các công cụ trực tiếp tiến hành để trấn áp, phòng ngừa hoạt động gian lận thương mạị Nếu việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ không tốt thì cho dù hệ thống pháp luật có hoàn chỉnh đến đâu thì công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại cũng không mang lại hiệu quả thực sự. Do đó, thành công hay không thành công trong công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại chính là việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ.
Thứ ba, đẩy mạnh chống tham nhũng.
Tham nhũng là hành vi lạm dụng quyền công để thu lợi tư; là những hành vi tham lam sách nhiễu của người có chức có quyền, lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ, cố ý làm ăn trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, làm sai lệch những hoạt động đúng đắn nhất, làm mất danh dự cá nhân, tổ chức.
Nạn tham nhũng đang trở thành nỗi lo ngại không chỉ riêng với Việt Nam mà còn của nhiều nước trên thế giớị Hoạt động của cơ quan Hải quan lại liên quan và tác động trực tiếp đến lợi ích của tổ chức, cá nhân; hoạt động trong môi trường phức tạp… Do vậy, người công chức Hải quan dễ sa ngã, lạm dụng quyền công thu lợi tư.
Trong thời gian gần đây, gian lận thương mại đang cùng với tham nhũng hình thành nhiều đường dây làm ăn phi pháp, hoạt động hết sức tinh vị Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng, trong đó có hai nguyên nhân chính là đạo đức của từng cá nhân và chế độ đãi ngộ chưa hợp lý. Vì vậy trong thời gian tới, chống gian lận thương mại cần gắn liền với chống tham nhũng bằng việc nâng cao đạo đức của người công chức và xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý hơn.