6. Kết cấu của đề tàị
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Hà Tĩnh
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Hà Tĩnh 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Cục Hải quan Hà Tĩnh.
- Chức năng:
Tổ chức thực hiện Pháp luật của Nhà nước về Hải quan và các quy định khác của Pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan Tỉnh Hà Tĩnh.
- Nhiệm vụ:
Cục Hải quan Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật hải quan, các quy định khác của Pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ quyền hạn được quy định tại Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bao gồm những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau :
2.1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các qui định của Nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan Hà Tĩnh bao gồm:
1. Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo qui định của pháp luật.
2. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động.
CỤC TRƯỞNG P.CỤC TRƯỞNG 1 Phòng Thanh Tra Phòng Tổ chức cán bộ
Đội kiểm soát phòng chống ma túy
Phòng Nghiệp vụ
Chi cục HQCK cảng Vũng Áng
Chi cục kiểm tra sau thông quan
Văn phòng Cục Chi cục HQ cảng Xuân Hải Chi cục HQ KKT Cầu Treo Phòng CBL&XLVP
Chi cục Hải quan CKQT Cầu treo
Đội Kiểm soát Hải quan
Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo qui định của pháp luật và của Tổng cục Hải quan.
3. Thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước.
4. Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo qui định của Tổng cục.
2.2. Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Hải quan trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy chế hoạt động của Thanh tra Hải quan.
2.3. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới theo qui định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử phạt hành chính của các đơn vị trực thuộc Cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.4. Kiến nghị với Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các qui định của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng lực lượng; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục hải quan.
2.5. Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào các hoạt động của Cục hải quan.
2.6. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giaọ
2.7. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.
2.8. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2.9. Tổng kế, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt công tác của Cục hải quan; thực hiện báo cáo theo quy định của Tổng cục.
2.10. Được ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi quan lý của Cục Hải quan theo theo qui định của Tổng cục trưởng.
2.11. Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của Cục hải quan theo qui định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý cán bộ.
2.12. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục hải quan theo quy định của Nhà nước.
2.13. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giaọ
2.2. Thực trạng hoạt động gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh
Tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, mang tính thời sự; có xu hướng gia tăng về quy mô, chủng loại hàng hoá, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp đặc biệt trên các địa bàn, tuyến đường trọng điểm trở nên rất nóng bỏng, quyết liệt. Buôn lậu thực sự trở thành “quốc nạn, gây trở ngại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Thực trạng trên là những vấn đề bức xúc của toàn xã hội nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.
Hoạt động gian lận thương mại mặc dù có xu hướng giảm, nhưng vẫn diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, sảo quyệt, khó kiểm soát để qua mặt Hải quan. Bọn gian thương lợi dụng lợi thế về địa hình và những khó khăn của Hải quan vùng biên để tuồn hàng lậu và trốn thuế.
Cùng với sự thiết lập của hàng rào thuế quan, hầu hết các cửa khẩu trong cả nước đều diễn ra hiện tượng buôn lậu và gian lận thương mạị Tất nhiên ở những vùng giáp ranh với các nước khác nhau thì những mặt hàng, thủ đoạn và cách thức gian lận có dấu hiệu đặc thù riêng.
Thực trạng gian lận thương mại trên các tuyến đường, các kênh tiêu thụ ở địa bàn Hà Tĩnh biến động tùy thuộc vào mức độ kiểm tra và kiểm soát trên các tuyến đường, tại mỗi cửa khẩu, tuy nhiên dòng vận động của hàng hóa gian lận được dịch chuyển tới nơi nào đó nó được bồi hoàn tốt nhất. Dòng hàng hóa gian lận lẩn tránh các khu vực cửa khẩu ngặt nghèo và tìm đến nơi nào cho phép chúng thịnh vượng lâu hơn. Cùng với sự thiết lập của hàng rào thuế quan, hầu hết các cửa khẩu trong cả nước đều diễn ra hiện tượng và gian lận thương mạị Tuy nhiên ở những vùng giáp ranh với các nước khác nhau thì những mặt hàng, thủ đoạn và cách thức gian lận có dấu hiệu đặc thù riêng.
Hà Tĩnh nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của đất nước- Quốc lộ 1A và nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây, tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với các cửa khẩu quốc tế, quốc gia và các cửa khẩu phụ tạo thuận lợi cho giao thương, trao đổi hàng hóa nhưng cũng là điều kiện thuận lợi để các đối tượng lợi dụng buôn lậu, trốn thuế, vì thế tỉnh Hà Tĩnh trở thành một trong những “điểm nóng” của cả nước.
Hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt để qua mặt Hải quan. Bọn gian thương lợi dụng lợi thế về địa hình và những khó khăn của Hải quan vùng biên để tuồn hàng lậu và trốn thuế.
Thực trạng buôn lậu, gian lận thương mại trên các tuyến đường, các kênh tiêu thụ ở địa bàn biến động tùy thuộc vào mức độ kiểm tra và kiểm soát trên các tuyến đường, tại mỗi cửa khẩu, tuy nhiên dòng vận động của hàng hóa gian lận được dịch chuyển tới nơi nào đó nó được bồi hoàn tốt nhất. Dòng hàng hóa buôn lậu, gian lận lẩn tránh các khu vực cửa khẩu ngặt nghèo và tìm đến nơi nào cho phép chúng thịnh vượng lâu hơn. Các con số thống kê có thể là rất xác thực, song cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi vì chúng chỉ được nhìn nhận trên những con số thu được, còn phần không nắm bắt được lại muôn hình, muôn vẻ. Hơn nữa, ngay bản thân các con số thu được cũng đã qua một quá trình xử lý và tiến hành các hoạt động điều chỉnh mà người ta cho rằng phù hợp với thực tế hơn.
Sau đây là các loại hình gian lận thương mại trong các năm qua tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh:
* Gian lận thông qua việc khai thấp trị giá hàng hoá
Trị giá tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những yếu tố cơ bản để xác định số thuế xuất khẩu, nhập khẩu (và các sắc thuế khác như: Tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng) mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước khi làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩụ Hiện tại, việc xác định trị giá tính thuế hàng hoá xuất nhập khẩu tuân thủ theo Hiệp định trị giá GATT tức là căn cứ trên trị giá giao dịch, thực thanh toán của lô hàng (giá ghi trên hợp đồng thương mại, hoá đơn thương mại, chứng từ ngân hàng,..) vì vậy một số doanh nghiệp thông đồng với nước ngoài ghi giảm giá trên hợp đồng thương mại để trốn thuế, phổ biến là các hình thức sau:
- Khai báo hàng cho tặng, không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng cáo, khuyến mạị
- Đánh đồng tên hàng nhưng thực chất chất lượng và phẩm cấp thương mại của hàng hóa cao hơn so với khai báọ
- Phân bổ giá cho một lô hàng gồm nhiều loại hàng khác nhau: Khai cao giá đối với hàng hóa có thuế suất thấp, khai thấp giá đối với hàng hóa có thuế suất cao trong giá trị của lô hàng không đổị
- Nhập khẩu thử một lượng nhỏ hàng hóa mới để thăm dò (thông thường nhập qua đường hàng không hoặc chuyển phát nhanh), sau khi được Hải quan chấp nhận trị giá khai báo thì ngay lập tức nhập khẩu ồ ạt số lượng lớn hàng hóa cùng loại để hưởng chênh lệch thuế.
Đặc biệt trong loại hình nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch, với đặc thù loại hình này là hàng hóa không cần hợp đồng mua bán, việc gian lận về giá tính thuế diễn ra rất phức tạp. dễ xảy ra móc nối tiêu cực giữa cán bộ hải quan làm thủ tục và doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức này để mua gom hàng hóa hàng hóa tại nước ngoài, sau đó thành lập doanh nghiệp giả để làm hợp đồng, hóa đơn để hạ thấp trị giá thực tế của hàng hóạ
Đối với các loại hàng hóa đã qua sử dụng có giá trị lớn, được phép nhập khẩu như tô, máy móc thiết bị,... tình trạng gian lận qua giá cũng diễn ra hết sức phức tạp, ngoài ra còn có hiện tượng một số doanh nghiệp cấu kết với nhau khai báo giá giảm dần để gian lận vế thuế. hoặc móc nối với cơ quan giám định nhằm sai lệch giá trị thực tế để trốn thuế, hợp lý hóa các thủ tục giấy tờ để xuất khẩu, nhập khẩụ
Số liệu tổng hợp tình hình vi phạm qua các năm như sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các vụ gian lận thương mại qua việc khai báo thấp trị giá hàng hóa
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số đơn vị vi phạm 15 24 34 52 Số vụ vi phạm 18 26 38 57 Trị giá vi phạm (VNĐ) 95.700.000 91.000.000 214.400.000 194.000.000 Số lượt làm thủ tục hải quan 7.005 5.647 6.859 9.106 (Nguồn: [12])
0 20 40 60
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số đơn vị vi phạm Số vụ
Trị giá
Sơ đồ 2.2: Biểu hiện chiều hướng của hành vi gian lận thương mại qua việc khai thấp trị giá hàng hóa
Năm 2012, Công ty TNHH Minh Lộc làm thủ tục nhập khẩu 450 chiếc điều hòa nhãn hiệu Panasonic, model CU/CS-KC12QKH-8 - 12.000BTU, xuất xứ Malaysia với giá khai báo với cơ quan Hải quan là 380usd/chiếc. Tuy nhiên, qua kiểm tra đối chiếu hồ sơ và thông tin trên hệ thống quản lý rủi ro của Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã phát hiện ra doanh nghiệp cố tình khai thấp trị giá để trốn thuế nhập khẩu (giá thực tế là 420usd/chiếc). Chi cục đã tiến hành xử phạt vi phạm đối với doanh nghiệp và truy thu số thuế còn thiếụ
* Gian lận bằng thủ đoạn khai báo sai về số lượng, trọng lượng, tên hàng hoá xuất nhập khẩụ
Đây là hình thức gian lận khá phổ biến, lợi dụng sự sơ hở, thiếu sót trong khâu kiểm tra, kiểm soát ở cửa khẩu do thiếu lực lượng, trang thiết bị có hạn nên không thể cân, đo, đếm chi tiết. Đây là điểm yếu để các đối tượng khai giảm về số lượng, trọng lượng hoặc thay đổi bao bì, nhãn mác, khai sai tên hàng hóa, khai chung chung dẫn đến Hải quan áp mã hàng hóa (mã HS) sai dẫn đến thuế suất sai và số thuế thực nộp ít hơn số thuế phải nộp. Nhiều trường hợp, doanh nghiệp đồng loạt làm thủ tục Hải quan cho cùng một loại hàng hóa ở nhiều cửa khẩu khác nhau (cùng một địa bàn hoặc khác địa bàn), Chi cục Hải quan nào áp mã hàng có thuế suất thuế nhập khẩu cao (áp đúng)
thì không đưa hàng về nữa mà đưa hàng về Chi cục Hải quan áp thuế suất thuế nhập khẩu thấp.
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các vụ gian lận thương mại qua khai báo sai về số lượng, trọng lượng, tên hàng hóa
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số đơn vị vi phạm 29 35 49 58 Số vụ vi phạm 33 40 51 70 Trị giá (VNĐ) 184.000.000 135.000.000 386.000.000 406.000.000 Số lượt làm thủ tục hải quan 7.005 5.647 6.859 9.106 (Nguồn: [12]) 0 20 40 60 80
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số đơn vị vi phạm Số vụ
Trị giá
Sơ đồ 2.3: Biểu hiện chiều hướng của hành vi gian lận thương mại
qua khai báo sai về số lượng, trọng lượng, tên hàng hóa
Vụ điển hình là năm 2012, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo – Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện hành vi xuất khống số lượng của Công ty Halico, theo đó Công ty này làm thủ tục xuất khẩu 2.000 thùng rượu Vodka co trị giá gần 54.000 USD được đóng trong 1 container xuất sang Lào, tuy nhiên khi cán bộ hải quan yêu cầu mở container để kiểm tra thì phát hiện bên trong hoàn toàn rỗng không, không có bất cứ thùng rượu nào, đây là hành vi xuất khẩu hàng hóa để nhằm hoàn thuế. Từ
manh mối trên Cơ quan Hải quan phát hiện, từ năm 2008 đến năm 2012, Halico cùng với đối tác là Công ty TNHH Hoàng Lân lập khống tổng cộng 26 bộ hồ sơ để làm các thủ tục xuất rượu Vodka sang Làọ Thực chất, trong 26 bộ hồ sơ có đến 7 bộ là hoàn toàn giả mạo, còn 19 bộ đều xuất rượu cho doanh nghiệp Lê Thị Hảị Hiện Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án.
Một ví dụ khác về khai sai số lượng đó là năm 2011, Công ty TNHH Thiên Hà làm thủ tục nhập khẩu nước tăng lực Redbull vào Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, theo công ty khai báo thì số lượng là 12.000 thùng được chở trên 04 xe tải, tuy nhiên khi kiểm tra thực tế hàng hóa, cán bộ Hải quan tại Chi cục Hải quan Khu kinh tế Cầu Treo đã phát hiện toàn bộ lượng hàng thực tế là 15.500 thùng.
* Gian lận về xuất xứ hàng hoá (C/O)
Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được xác định trên cơ sở thực tế hàng hoá, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin - C/O), tờ khai hải quan và