Đào tạo chuyên sâu cán bộ làm công tác phòng, chống gian lận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 121)

6. Kết cấu của đề tàị

3.2.2.2.4. Đào tạo chuyên sâu cán bộ làm công tác phòng, chống gian lận

Như chúng ta đã biết, con người chính là nhân tố quyết định của các nhân tố. Dù có thiết bị, máy móc hiện đại đến đâu nhưng nếu không có con người với trình độ tương xứng sử dụng thì các thiết bị đó cũng trở nên vô dụng.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành Hải quan rất nặng nề, yêu cầu đòi hỏi rất cao,v.v… Muốn đáp ứng được những yêu cầu đó, yếu tố hàng đầu có tính chất quyết định là ngành hải quan phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng, tương xứng với nhiệm vụ được giaọ Làm thế nào để xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức của ngành thực sự vững mạnh ? Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức có vai trò cực kỳ quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành.

Làm thế nào để ngành Hải quan thực hiện được mục tiêu đó? trước hết, phải nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức của Ngành đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ bậc caọ Hơn nữa, việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học không chỉ do yêu cầu phát triển khoa học công nghệ mà còn có mối quan hệ mật thiết đến yêu cầu phát triển của Ngành trong tương laị

Hiệu quả của hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác tại các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan, cán bộ thuộc lực lượng kiểm tra sau thông quan và kiểm soát hải quan. Để nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ cần thực hiện một số biện pháp pháp sau:

- Ngành Hải quan thống nhất ban hành bản mô tả chức danh công việc trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn của ngành. Trên cơ sở đó mới tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể yêu cầu của từng bộ phận công tác về số lượng, chất lượng cán bộ. Từ đó mới có kế hoạch tổng thể về đào tạo, đào tạo lại; tuyển dụng mới và điều động luân chuyển cán bộ cho phù hợp với từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ trong đó có lĩnh vực kiểm tra sau thông quan và kiểm soát hải quan.

- Công tác đào tạo và đào tạo lại: Cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo bài bản, dài hạn và có lộ trình thực hiện cụ thể. Trước mắt tiếp tục quan tâm đầu tư cho hoạt động đào tạo các nghiệp vụ: Xác định trị giá; phân loại hàng hóa; Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan (tình báo hải quan); quản lý rủi ro; nghiệp vụ kiểm soát hải quan (theo quyết định 65/2004/QĐ-TTg); kỹ năng thẩm vấn; kỹ thuật kiểm tra

phương tiện vận tải (ô tô, máy bay, tàu thủy); kiểm tra sau thông quan; kỹ năng kiểm tra chứng từ thương mại và nhận biết chứng từ giả; thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan...

Đối với cán bộ làm công tác điều tra, ngành Hải quan cần phối hợp với các cơ sở đào tạo của các ngành Công an, Quân đội để nâng cao năng lực điều tra, trinh sát của cán bộ hải quan. Đối với cán bộ thuộc lực lượng kiểm tra sau thông quan cấn bổ sung thêm các kiến thức về kế toán, kiểm toán. Ngoài ra cần tăng cường bổ sung kiến thức về ngoại ngữ, công nghệ thông tin - là những kỹ năng cần thiết của cán bộ Hải quan trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Xây dựng chế độ công tác chuyên trách, chuyên sâu dựa trên chế độ luân chuyển hợp lý: Ổn định đội ngũ cán bộ theo hướng chuyên môn hóa là hết sức quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan. Do đặc thù của ngành Hải quan là thường xuyên luân chuyển, dẫn đến sự xáo trộn về cán bộ, cá biệt có một số địa phương tiến hành luân chuyển không phù hợp về chuyên môn dẫn đến tình trạng lúng túng thậm chí còn sai sót trong thực thi nhiệm vụ dẫn đến tạo sơ hở cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mạị Do vậy nếu tiến hành luân chuyển cán bộ thì chỉ thực hiện luân chuyển trong lĩnh vực chuyên môn của cán bộ đó.

- Đặc biệt, cần có cơ chế chính sách khen thưởng, chính sách tiền lương thoả đáng đối với cán bộ công chức làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mạị Riêng về chính sách về tiền lương cho cán bộ, công chức nhà nước hiện nay còn nhiểu điểm bất hợp lý, nhất là trong tình hình lạm phát, giá cả leo thang hiện naỵ Tuy thời gian qua Nhà nước nhà nước có nhiều nỗ lực trong việc cải cách chính sách tiền lương, nhưng sự chuyển biến chưa đáng kể do điều kiện kinh tế của nước ta còn nhiều khó khăn. Vì vậy cần có những chính sách khen thưởng thỏa đáng, đó là động viên cả bằng tinh thần và vật chất cho những thành tích đạt được của từng đơn vị, từng cá nhân. Thời gian tới Nhà nước nên tiếp tục cho ngành Hải quan thực hiện cơ chế khoán chi dựa trên số thuế mà ngành thu cho ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó, ngành Hải quan nghiên cứu đề xuất với Bộ Tài chính cho cơ chế tăng thêm thu nhập cho cán bộ thuộc lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại để cán bộ yên tâm công tác.

- Ngành Hải quan cần quan tâm thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện ý chí và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ Hải quan nói chung và cán bộ làm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại nói

riêng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định, quy trình nghiệp vụ, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm của cán bộ công chức. Thực hiện nghiêm túc quy định về về chống tham nhũng để phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mạị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)