Định hướng hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 109)

6. Kết cấu của đề tàị

3.1. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mạ

CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan mại trong lĩnh vực hải quan

Phòng, chống gian lận thương mại nhằm bảo vệ và góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển, bảo vệ người tiêu dùng, tác động tích cực đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta: gian lận thương mại là những mặt trái của nền kinh tế thị trường, có thể để lại những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, kìm hãm sản xuất, kinh doanh trong nước, gây thất thu cho ngân sách, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư... Có thể nói hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại có quan hệ biện chứng với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thông qua hoạt động chống gian lận thương mại góp phần tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và đến lượt nó, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống gian lận thương mại hiện naỵ

“Hình thành đồng thời các loại thị trường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý cần thiết để thị trường hoạt động có hiệu quả, có kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế và kiểm soát được độc quyền kinh doanh. Có giải pháp hữu hiệu chống buôn lậu”.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xác định chống gian lận thương mại là cuộc chiến lâu dài, khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải kiên trì, kiên quyết, kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước. Xuất phát từ mục đích và động cơ chiếm đoạt lợi nhuận, các đối tượng vi phạm không từ bất cứ một thủ đoạn nào nhằm che dấu hành vi vi phạm, thậm chí sử dụng các thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo hoặc đe doạ, sử dụng vũ lực để thực hiện. Để tổ chức tốt cuộc đấu tranh này, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải kiên trì, kiên quyết, sử dụng đồng bộ các biện pháp trên cơ sở phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, của cả nước. Tại Nghị quyết số 12/TW của Bộ Chính trị đã vạch rõ “Sử dụng các biện pháp đồng bộ, kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này”. Chỉ thị số 853/CT-TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định rõ quan điểm của nhà nước ta “Xử lý nghiêm minh các vụ buôn lậu và gian lận thương mại; điều tra, kết luận và xử lý ngay một số vụ buôn lậu điển hình để răn đe và giáo dục quần chúng”.

Tăng cường công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại góp phần hiệu quả vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn sức khỏe cộng đồng, chống thất thu thuế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo thực hiện tuân thủ chính sách của nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Một số mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng cơ sở bí mật phục vụ cho công tác đấu tranh chuyên án nhằm phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ các đường dây, ổ nhóm buôn lậu lớn, có tổ chức, đặc biệt là các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, vũ khí và các loại hàng cấm góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh;

- Phấn đấu từ nay đến năm 2020 xây dựng được 05 cơ sở bí mật theo đúng quy định, đồng thời xác lập được 05 chuyên án, phá từ 01-02 chuyên án;

- Đảm bảo thu thập thông tin 100% số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan trên địa bàn và đạt 90% các tiêu chí theo yêu cầu;

- Áp dụng sâu rộng quản lý rủi ro đối với các hoạt động nghiệp vụ hải quan, cả nước, trong và sau thông quan; hình thành hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan tập trung, hiện đại, chất lượng caọ

Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2018: + Tỉ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa tối đa 9%;

+ Tỉ lệ kiểm tra hồ sơ tối đa 15%, có 50% lô hàng được xác định kiểm tra thực tế trên cơ sở phân tích đánh giá rủi ro;

Tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại dựa trên mô hình thủ tục hải quan điện tử. Bước đầu ứng dụng phương thức quản lý nguồn nhân lực mới dựa trên mô tả chức danh công việc.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nắm vững đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại;

- Phấn đấu đến năm 2020, 80% cán bộ công chức làm công việc liên quan tới công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; 90% cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sâu, trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu chức danh công việc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)