Thực trạng áp dụng các công cụ hành chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 82)

6. Kết cấu của đề tàị

2.3.2 Thực trạng áp dụng các công cụ hành chính

Việc Chính phủ ban hành các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan đã góp phần tạo ra công cụ thực sự hiệu quả trong quá trình xử lý các đối tượng gian lận thương mại như Nghị định 97/2007/NĐ-CP, Nghị đinh 18/2009/NĐ-CP hay mới đây nhất là Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

Trong những năm qua, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã sử dụng các Nghị định trên như kim chỉ nam trong suốt quá trình triển khai đấu tranh phòng chống gian lận thương mại tại địa bàn.

- Đánh gia tình hình áp dụng các công cụ hành chính trong công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại:

Bảng 2.6: Tình hình xử phạt vi phạm liên quan đến gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số vụ Trị giá Số vụ Trị giá Số vụ Trị giá Số vụ Trị giá Xử phạt hành chính 98 0.59 111 0.49 121 0.83 157 0.76 Xử phạt bổ sung 18 23 25 32 Khắc phục hậu quả 5 6 12 17 (Nguồn: [22])

Từ số liệu trên, ta có thể thấy rằng trong những năm qua việc sử dụng công cụ hành chính ngày càng có hiệu quả hơn. Số vụ xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hành vi gian lận thương mại tăng nhanh. Năm 2010 xử phạt 98 vụ trong đó có 18 vụ thực hiện xử phạt bổ sung, 5 vụ sử dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Năm 2011 là 111 vụ (tăng 13,3% so với 2010) trong đó 23 vụ thực hiện xử phạt bổ sung (tăng 27,8% so với năm 2010), 6 vụ thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Năm 2012 xử phạt 121 vụ (tăng 9% so với năm 2011) trong đó 25 vụ thực hiện xử phạt bổ sung (tăng 8,7% so với năm 2011), 12 vụ thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (tăng 100% so với năm 2011). Trong năm 2013 số vụ xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hành vi gian lận thương mại tăng mạnh 157 vụ (tăng 29,7% so với năm 2012) trong đó 32 vụ thực hiện xử phạt bổ sung (tăng 28% so với năm 2012), 17 vụ thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (tăng 41,67% so với năm 2012).

Kết quả xử lý vi phạm hành chính tăng trong những năm qua là dấu hiệu cho thấy việc vận dụng công cụ hành chính ngày càng phát huy hiệu quả góp phần răn đe, giáo dục các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận thương mạị

Ngoài những kết quả kể trên, hiện tại việc áp dụng công cụ hành chính trong hoạt động quản lý gian lận thương mại còn tồn tại một số hạn chế, bất cập sau:

+ Việc xử phạt còn chưa làm hạn chế các hành vi gian lận thương mại như yêu cầu; + Văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, chưa rõ ràng dẫn đến việc xử lý các hành vi vi phạm còn lúng túng, xử phạt còn chưa đúng quy định;

+ Hoạt động xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính chưa được kịp thời, do đó việc triển khai trong thi hành còn chậm;

+ Một tồn tại khác trong công tác thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện nay có thể kể đến là một số quy định chưa được thực hiện thống nhất tại các đơn vị trong Cục;

+ Cán bộ công chức làm công tác chuyên trách xử lý vi phạm còn thiếu và ít kinh nghiệm;

+ Chưa có các chế tài cưỡng chế đủ mạnh trong trường hợp đối tượng chây ỳ, không thực hiện các quyết định xử lý vi phạm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)