Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 49)

6. Kết cấu của đề tàị

1.6.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác

1.6.2.1. Kinh nghiệm của Cục Hải quan TP.HCM

Cục Hải quan TP.HCM là một trong những Cục hải quan lớn của nước ta với rất nhiều loại hình xuất nhập khẩu, rất nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩụ Đây cũng là một trong những Cục Hải quan lập được rất nhiều thành tích trong hoạt động chống gian lận thương mại .

- Kinh nghiệm về chống gian lận thương mại từ loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu:

Tại Cục hải quan TP.HCM thì loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất lớn. Đây là một trong những loại hình được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ như: được miễn thuế VAT đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, ân hạn thuế 275 ngày đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và nhiều ưu đãi khác về thủ tục hải quan. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng những chính sách trên để gian lận. Qua

nhiều năm đấu đấu tranh với các hành vi gian lận thương mại trong lại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, Cục hải quan TP.HCM đã rút ra được nhiều bài học quý báu như sau [4, 15]:

+ Nhiều chiêu khai sai định mức, trốn thuế

Theo quy định đối với loại hình gia công, SXXK, các doanh nghiệp tự khai báo, đăng kí và chịu trách nhiệm về định mức tiêu hao nguyên phụ liệu với cơ quan Hải quan. Khi đăng ký hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan, doanh nghiệp tự khai báo về định mức và chịu trách nhiệm về nội dung khai báo của mình.

Một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự thông thoáng của chính sách này để khai định mức cao hơn so với thực tế để gian lận thương mạị Trên thực tế, qua công tác kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan TP.HCM đã phát hiện nhiều hình thức gian lận về định mức nguyên phụ liệu khá tinh vị

Cuối năm 2013, phát hiện có dấu hiệu nghi vấn đối với hồ sơ nhập khẩu nguyên phụ liệu, thanh khoản hàng gia công của Công ty TNHH V. (huyện Củ Chi, TP. HCM), Cục Hải quan TP.HCM đã tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Công ty nàỵ Qua kiểm tra 5 hợp đồng gia công của Công ty này với thương nhân nước ngoài từ năm 2008 đến năm 2012, trên cơ sở định mức sử dụng nêu trên và số lượng sản phẩm xuất khẩu của từng mã hàng, Đoàn kiểm tra xác định lượng vải chính khai báo cao hơn định mức sử dụng thực tế là 777.640 yards.

Lượng vải chính công ty đã lập hồ sơ thanh khoản trong kỳ kiểm tra là 577.437 yards. Như vậy lượng vải chính Công ty V. khai báo và đã thanh khoản cao hơn thực tế là 370.214 yards. Với hai hành vi trên, tổng cộng lượng vải chính DN khai tăng cao hơn thực tế là 1.147.854 yards. Cơ quan Hải quan đã ban hành quyết định ấn định thuế, với tổng số thuế truy thu của Công ty TNHH V. gần 8 tỷ đồng.

+ Dùng 1 khai tới 3...

Không chỉ khai sai định mức, theo Chi cục kiểm tra sau thông quan, một số doanh nghiệp còn khai báo sai tỷ lệ hao hụt nguyên liệu sản xuất, nhằm gian lận thuế. Công ty TNHH C. Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 thực hiện 4 hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoàị Qua kiểm tra các hợp đồng gia công, tất cả các mã hàng khai báo và thanh khoản với cơ quan Hải quan đều có tỷ lệ hao hụt là 3%.

Tuy nhiên, qua kiểm tra việc xây dựng định mức ở bộ phận sản xuất chỉ xây dựng tỷ lệ hao hụt khi đưa vào sản xuất cũng như giao doanh nghiệp khác gia công lại

là 1% bao gồm công đoạn cắt, độ co rút tự nhiên của vải, hao hụt do tạo thành phế liệu trong quá trình sản xuất (vải đầu tấm, vải lỗi,…). Như vậy, chênh lệch tỷ lệ hao hụt vải chính giữa khai báo với cơ quan Hải quan và thực tế sản xuất là 2% (DN khai báo 3%, thực tế sử dụng chỉ 1%). Lượng vải chính Công ty khai báo và đã thanh khoản cao hơn thực tế là 207.771 yards. Chi cục Kiểm tra sau thông quan đã ấn định, truy thu gần 2,7 tỷ đồng tiền thuế.

1.6.2.2. Kinh nghiệm của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An

Nghệ An và Hà Tĩnh tương đối giống nhau về địa lý, cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan, các loại hình xuất nhập khẩu cũng tương đối giống nhaụ Do đó, những bài học kinh nghiệm từ Cục Hải quan tỉnh Nghệ An là rất đáng quý. Trong những năm qua, quá trình đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại đã giúp Cục Hải quan Nghệ An rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau [14]:

- Gian lận thương mại qua giá: đối với những mặt hàng nhạy cảm và có thuế suất cao như khoáng sản, đồ điện tử, đồ điện gia dụng… thì doanh nghiệp thường khai báo với trị giá thấp để nhằm giảm số tiền thuế phải nộp. Để tránh trường hợp này, Cục Hải quan tỉnh Nghệ An đã cho xây dựng Danh mục quản lý rủi ro về giá cấp Cục. Danh mục thể hiện chi tiết thành phần hàm lượng, kích cỡ, chất lượng của từng loại sản phẩm tương ứng với các mức giá cụ thể. Cứ khoảng 2 tháng một lần, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ xây dựng danh mục quản lý rủi ro về giá lại tiến hành kiểm tra, xác minh từ nhiều nguồn thông tin như: giá bán tại thị trường nước xuất khẩu, nhập khẩu, giá thực tế tại thị trường trong nước, mức giá khai báo tại các Cục Hải quan địa phương khác…Để từ đó tiến hành điều chỉnh mức giá trong Danh mục quản lý rủi ro về giá cho phù hợp. Trong những năm qua, với biện pháp này, Cục Hải quan tỉnh Nghệ An đã tránh được thất thu ngân sách rất nhiều, nhiều doanh nghiệp đã phải khai báo lại mức giá theo mức giá của Danh mục quản lý rủi ro về giá khi Cục Hải quan tỉnh Nghệ An đưa ra nhiều bằng chứng chứng tỏ doanh nghiệp đã cố tình khai báo sai về giá để giảm thuế;

- Gian lận qua xuất xứ:

Gian lận thương mại qua xuất xứ, bản chất là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa đảo nhằm trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hải quan để trốn thuế xuất nhập khẩu của một phần hoặc toàn bộ lô hàng. Vì vậy, việc phát hiện các hành vi gian lận thương mại này là rất khó khăn. Mặt khác, với xu hướng tòan cầu hóa mạnh mẽ,

đan xen giữa hội nhập và cạnh tranh, chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú, khối lượng hàng hóa ngày càng gia tăng, hoạt động gian lận thương mại ngày càng tinh vi, xảo quyệt... gây những áp lực khó khăn lớn cho hoạt động phòng chống, ngăn chặn gian lận thương mạị

Tuy nhiên, với kinh nghiệm đấu tranh gian lận thương mại qua xuất xứ trong thời gian qua, Cục Hải quan Nghệ An đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu về công tác đấu tranh đối với hình thức gian lận này như sau:

Thứ nhất, hàng hóa không phù hợp với các quy tắc hiện hành đối với nhãn mác của nước xuất xứ. Đây là một dấu hiệu nhận biết khá dễ phát hiện. Vì hàng hóa của một nước thường có đặc điểm chung, nếu một lô hàng nào đó có nhãn mác sai với đặc điềm chung đó thì công chức hải quan có thể nghi vấn.

Thứ hai, hàng hóa có tên xuất xứ và được nhập khẩu từ một nước khác với nước có xuất xứ nói trên. Dấu hiệu này có thể phát hiện thông qua việc kiểm tra các chứng từ hải quan đi kèm lô hàng, đặc biệt là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóạ

Thứ ba, hàng hóa, bao bì, nhãn hiệu, hộp đựng hay các ký hiệu có các ghi chép sai về chính tả. Đây là dấu hiệu dễ nghi vấn nhất. Vì một hàng hóa nhập khẩu không có sai phạm, có xuất xứ rõ ràng sẽ có các bao bì, nhãn hiệụ.. rõ ràng. Tất nhiên, không phải bất kỳ một lô hàng nào có dâu hiệu như trên thì có gian lận. Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu này, yêu cầu phải kiểm tra thực tế hàng hóa một cách chi tiết nhằm kiểm tra chính xác xuất xứ của lô hàng.

Thứ tư, các chứng từ không đầy đủ hoặc không đúng. Bộ hồ sơ hải quan liên quan đến lô hàng gồm rất nhiều chứng từ khác nhaụ Tuy nhiên, chúng có liên quan mật thiết với nhau về nội dung và thông tin được phản ánh trên đó. Vì vậy, một bộ hồ sơ không đúng, hoặc không đầy đủ chứng từ là dấu hiệu để tiến hành kiểm tra chi tiết xuất xứ của lô hàng.

Thứ năm, có sự thay đổi về mác và về chữ số thể hiện trên bao bì hay nhãn hiệụ Đây là dấu hiệu có thể có sự thay đổi trong chuyển tải, nhằm thay đổi xuất xứ chính xác của lô hàng.

Kết luận:

Hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan có tác động rất lớn đến tình hình kinh tế, xã hội trong nước cũng như tỉnh nhà. Do đó, cần phải tiến hành đánh giá, phân tích các thực trạng gian lận thương mại và công tác quản lý đối hoạt động

gian lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh để có cái nhìn tổng quan về tình hình gian lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, đề ra các giải pháp cục thể để tiếp tục phát huy những điểm mạnh, khắc phục các nhược điểm trong công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH

HÀ TĨNH 2.1. Vài nét về Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1. Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

Cục Hải quan Hà Tĩnh là cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh, được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, là đơn vị hành chính hoạt động theo nguyên tắc “Tập trung thống nhất. Thực hiện chủ trương của nhà nước về việc tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, Tổng cục Hải quan có quyết định số 107/TCHQ-TCCB Ngày 06/6/1992, tách Hải quan nghệ Tĩnh thành lập Hải quan Nghệ An và Hải quan Hà Tĩnh (Nay là Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh).

Mặc dù trong quá trình phát triển, Cục Hải quan Hà Tĩnh luôn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương và trực tiếp của Tổng Cục Hải quan, nhờ đó mà Cục Hải quan Hà Tĩnh đã vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Hiện nay, Cục Hải quan Hà Tĩnh có đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đủ điều kiện phục vụ tốt nhiệm vụ của ngành Hải quan Việt Nam. Trong sự nghiệp phát triển của mình, nhiều năm liền, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã được Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tặng nhiều phần thưởng cao quý. Để tạo thuận lợi cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Tĩnh, Cục Hải quan Hà Tĩnh đăng tải trang thông tin Website của mình trên mạng Internet với mục đích phục vụ nhân dân và cộng đồng doanh có nhu cầu quan tâm tìm hiểu các thông tin về thủ tục hải quan, đối thoại doanh nghiệp, các văn bản pháp luật quy định chế độ quản lý hải quan, những hoạt động và sự kiện mới của ngành Hải quan....ở trên trang thông tin Website nàỵ Các thông tin đăng tải Website Hải quan là một trong những phương tiện quan trọng vừa để hỗ trợ và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, vừa để tăng cường sự tuân thủ pháp luật về hải quan của cộng đồng doanh nghiệp và phục vụ cho quá trình Hiện đại hoá Hải quan. Cục Hải quan Hà Tĩnh sẽ cố gắng đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin liên quan hữu ích phục vụ nhu cầu cần thiết mà bạn quan tâm.

Hà Tĩnh là một tỉnh có vị trí địa lý nằm trên dải đất miền Trung thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có bờ biển dài 137 Km chạy qua 5 huyện đồng bằng ven biển, có cảng sông Xuân Hải và cảng biển Vũng Áng có tên tuổi trong bản đồ hành chính thời pháp thuộc được coi là cảng biển nước sâu lớn nhất Bắc Trung Bộ và ngày nay được nhà nước ta đầu tư, xây dựng thành cụm cảng biển lớn nhất Miền trung, có thế mạnh cho phát triển giao thông vận tải biển của Việt Nam và Lào đi ra các nước trên thế giớị Tỉnh Hà Tĩnh còn có địa thế đặc biệt quan trọng bởi vị trí địa lý tiếp giáp biên giới Việt - Lào dài 145 km và đường quốc lộ 8A đi qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nối liền từ Hà Nội sang Viên Chăn đến đông bắc Thái Lan rất thuận tiện và gần nhất. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cửa khẩu Cầu Treo và quốc lộ 8A là con đường huyết mạch tiếp tế hàng hóa, lương thực, vũ khí, thuốc men…. cho chiến trường miền Nam và chiến trường Lào đánh Mỹ thắng lợị Ngày nay, Hà Tĩnh không những là cầu nối mà còn là cửa ngõ giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội với nước bạn Lào mà còn cả với các nước trên thế giớị

Với đặc điểm địa lý được thiên nhiên ưu đãi, Hà Tĩnh rất thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ đối ngoại, phát triển kinh tế vùng miền để cùng cả nước thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước.

Để phù hợp tình hình đất nước trong giai đoạn mới và phù với sự phát triển, phù hợp với địa lý, văn hóa từng vùng miền, năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh được tách làm hai tỉnh, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Sau khi tách tỉnh, mặc dù lưu lượng hàng hóa, phương tiện vận tải và hành khách qua lại cửa khẩu cảng Xuân Hải và Cầu Treo vẫn chiếm tỷ trọng lớn gấp nhiều lần qua các cửa khẩu tỉnh Nghệ An, nhưng hoạt động quản lý hải quan trên địa bàn Hà Tĩnh từ lâu vẫn do Hải quan Nghệ Tĩnh đảm nhiệm. Đây là một khó khăn lớn của tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa và phát triển kinh tế của tỉnh nhà khi chưa có Hải quan riêng để đảm nhiệm chức năng quản lý kinh tế đối ngoại của địa phương. Vì thế vai trò và nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh tế đối ngoại trong thời kỳ đổi mới của tỉnh Hà Tĩnh là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Nhận biết từ những lợi thế của quê hương và xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ mới của tỉnh, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất Tổng cục Hải quan cho thành lập Hải quan Hà Tĩnh và được Tổng cục Hải quan chấp thuận theo Quyết định số 107/TCCB ngày 06/6/1992.

Vốn là một tỉnh nghèo lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu khắc nghiệt, gió lào khô cháy, nắng nóng, mưa nhiều, bão lụt thường xuyên. Không những thế, Hà Tĩnh còn ảnh hưởng về địa dư hành chính chật hẹp, ruộng đồng manh mún, sản xuất thuần nông, kinh tế ngành nghề chưa phát triển và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đó là những yếu tố bất lợi cản trở sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và gây khó khăn lớn cho công tác Hải quan nói riêng.

Trong bối cảnh đó, sau ngày ra mắt, Hải quan Hà Tĩnh phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nhất định tưởng chừng không thể vượt qua như: cơ sở vật chất không có phải thuê trụ sở cho tập thể Cục làm việc tạm thời, biên chế ít với 44 cán bộ công chức được chuyển từ Hải quan Nghệ Tĩnh về, nhưng phần lớn trong số đó là thanh niên xung phong, bộ đội chuyển ngành, năng lực chuyên môn yếu, trình độ văn hóa còn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)