6. Kết cấu của đề tàị
1.5.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.5.1.1. Hội nhập quốc tế
Khẳng định hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế. Có thể nói hội nhập quốc tế đã và đang mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội cũng như thách thức.
Quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hộị Bên cạnh đó, hội nhập cũng tạo điều kiện để chúng ta có thể học hỏi, nắm bắt, rút kinh nghiệm công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại của Hải quan thế giới, từ đó có thể đề ra biện pháp phòng, chống gian lận thương mại phù hợp với đất nước mình. Đồng thời, hội nhập quốc tế cũng mở ra khả năng phối hợp nội lực và nguồn lực của các nước để giải quyết vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại xuyên quốc gia, chung tay phối hợp phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại đạt hiệu quả tối ưu, từ đó giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để các nước tập trung cho phát triển [31].
Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt quốc gia trước nhiều bất lợi, đó là hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại được tiếp cận ra môi trường lớn, quy mô và độ tinh vi phức tạp sẽ khó lường, không thể tránh khỏi sự móc nối, liên kết giữa các phần tử vi phạm xuyên quốc giạ Khi đó, tất yếu công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại [25].
Như vậy, hội nhập đồng thời đưa lại cả lợi ích lẫn bất lợi đối với các nước. Việc khai thác được lợi ích đến đâu và hạn chế các bất lợi, thách thức thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là năng lực của mỗi nước, trước hết là chiến lược/chính sách, biện pháp hội nhập và việc tổ chức thực hiện [6].
1.5.1.2. Chính sách vĩ mô của Nhà nước
Đối với mỗi quốc gia, việc hoạch định những chính sách kinh tế vĩ mô đúng
đắn sẽ tạo ra những lực đẩy to lớn cho sự phát triển kinh tế. Việc hoạch định những chính sách kinh tế vĩ mô thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn sẽ dễ rơi vào vòng xoáy của sự trì trệ trên các lĩnh vực của nền kinh tế [6, 31].
Đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì việc nghiên cứu kỹ, lựa chọn đúng các chính sách kinh tế vĩ mô lại càng quan trọng và có ý nghĩa sống còn trước một thực tế khách quan hội nhập kinh tế quốc tế [31].
Nếu hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô không đồng bộ, khi đó sẽ tạo ra các lỗ hổng pháp lý, ắt sẽ gây ra nhiều kẽ hở dễ bị các doanh nghiệp lợi dụng, dĩ nhiên sẽ mở đường cho hoạt động gian lận thương mại diễn ra ồ ạt hơn với mức độ tinh vi và khôn khéo hơn để lách luật, tìm mọi cách trục lợị Bên canh đó, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, tất sẽ gây hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác; lực lượng chức năng thực thi công tác chống gian lận thương mại nếu yếu và thiếu, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kiểm tra, xử lý còn kém, tất nhiên hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại sẽ không cao [31].
Công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính sách vĩ mô của Nhà nước. Có thể nói đó là môi trường pháp lý cho công tác này được triển khai có hiệu quả.
Thật vậy, tính chất đồng bộ của các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước tác động trực tiếp đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mạị Nếu hệ thống chính sách đồng bộ nền kinh tế hoạt động tốt, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao trình độ dân trí, sẽ ngăn chặn được động cơ gian lận thương mạị
1.5.1.3. Pháp luật Nhà nước về Hải quan
Hệ thống pháp luật Nhà nước về Hải quan quy định rõ các hành vi công dân được phép, không được phép làm; quy đinh rõ các hình thức xử phạt vi phạm cho những hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước về Hải quan. Là chuẩn mực quy tắc dẫn đường cho các hoạt động thương mại quốc tế để góp phần bảo đảm thực hiện chính
sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cũng như các cá nhân [24, 25].
Trong kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh chạy đua theo lợi nhuận nên tình trạng gian lận thương mại là điều khó tránh khỏị Vì thế cần có một hệ thống pháp luật nhà nước về Hải quan mang tính khách quan, cụ thể và đủ sức quản lý các hoạt động thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế phát triển lành mạnh, ổn định, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Nếu hệ thống đó không đủ sức răn đe, sẽ làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, coi thường Nhà nước, kèm theo khủng hoảng cả hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp, tạo điều kiện cho hoạt động gian lận thương mại tràn lan, bất chấp pháp luật, bởi độ rủi ro không cao, chi phí bỏ ra thì quá ít so với lợi ích khổng lồ mà nó thu được với mỗi chuyến hàng trót lọt. Vì vậy để phòng chống các hoạt động gian lận thương mại cần có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh để ngăn chặn và răn đe những hành vi kinh doanh trái phép làm ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, trật tự xã hộị Hệ thống luật pháp đó nếu đủ mạnh, đủ sức răn đe sẽ ngăn chặn được các hành vi vi phạm từ trong trứng nước, các biện pháp phòng, chống gian lận thương mại được thực hiện sẽ đạt hiệu quả tối đạ
1.5.1.4. Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng
Với thực tế rõ ràng rằng: ý thức trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện cuộc đấu tranh chống gian lận thương mại của các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành ảnh hưởng rất lớn tới công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mạị Có sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa các lực lượng chức năng ắt hẳn ngăn chặn kiph thời các hành vi vi phạm, xử lý triệt để được nguy cơ tái diễn cũng như dự đoán được diễn biến tình tiết vi phạm của mỗi vụ án. Nếu ý thức trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện cuộc đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại của các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành không tốt; cơ chế chính sách về hoạt động thương mại chưa hoàn chỉnh, thậm chí còn nhiều kẽ hở dễ bị lợi dụng; việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng nếu còn nhiều bất cập, hạn chế sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mạị
Bên cạnh đó, không thể thiếu được ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trong công cuộc đấu tranh phòng chống gian lận thương mạị Sở dĩ hoạt động gian lận thương mại tồn tại được cũng chính do ý thức cũng như nhu cầu sống của người dân,
môi trường để hoạt động buôn lậu, gian lận có thể. Muôn trạng cũng bởi vì xuất phát từ lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động gian lận thương mại khiến họ thu được lợi nhuận siêu lớn so với số chi phí ít ỏi mà gian thương phải bỏ ra, cũng như lợi ích có được của người tiêu dùng khi mua được hàng hoá rẻ hơn, tiết kiệm được tiền hơn, do đó phần nào tạo điều kiện cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra sâu rộng hơn. Như vậy, ý thức trách nhiệm trong công tác chống gian lận thương mại bắt nguồn từ chính công dân, có ý thức cao nhằm bài trừ tệ nạn nàỵ
Tất cả các yếu tố trên đây đều góp phần ảnh hưởng lớn tới việc triển khai các biện pháp phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại có hiệu quả hay không. Do đó, cần có sự quan tâm sâu sát tới các nhân tố để có những định hướng để xây dưng các biện pháp cụ thể, hợp lý.
1.5.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 1.5.2.1. Yếu tố lợi nhuận 1.5.2.1. Yếu tố lợi nhuận
Vấn đề cốt yếu nhất khi doanh nghiệp lao vào con đường vi phạm pháp luật chính là lợi nhuận. Vì những ham mê lợi ích trước mắt, lợi ích kinh tế cá nhân mà bất chấp tất cả. Nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay, cuộc cạnh tranh khốc liệt về thị trường và giá cả đã thúc đẩy doanh nghiệp lao vào con đường vi phạm pháp luật trong đó có gian lận thương mại để nhằm tìm kiếm lợi ích cao nhất. Nơi mà các doanh nghiệp lao vào “cuộc chiến tranh của tất cả mọi người chống mọi người, cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả”. Hay ở mức độ cực đoan hơn, chúng ta có thể liên tưởng đến một nhận xét hết sức sắc sảo của Các Mác trong cuốn “Tư bản” khi ông nói về lợi nhuận và tư bản: “Lợi nhuận mà thích đáng thì tư bản trở nên cam đoan: lợi nhuận mà đảm bảo được 10%, thì người ta có thể dùng được tư bản ỏ khắp nơi; đảm bảo được 20% thì nó hăng máu lên; 50% thì nó tạo bạo không biết sợ là gì; đảm bảo 100% thì nó chà đạp lên tất cả mọi luật lệ của loài người; 300% thì nó chẳng từ một tội ác nào mà không dám, thậm chí treo cổ nó cũng không sợ” [28, 32].
1.5.2.2. Yếu tố loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu và mặt hàng xuất nhập khẩu
Đây là nhân tố có tác động rất lớn đến hành vi gian lận thương mạị Đối với những doanh nghiệp có loại hình hoạt động nhạy cảm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như: tạm nhập tái xuất, gia công, sản xuất xuất khẩu thì cơ hội để họ thực hiện hành vi gian lận cao hơn nhiều so với các loại hình khác. Bởi lẽ đây là những loại hình được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và chính sách quản lý khá thoáng do đó doanh nghiệp
thương dễ lợi dụng chính sách để thực hiện hành vi gian lận thương mạị Ngoài ra, những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng như: khoáng sản, đồ điện gia dụng, điện tử điện lạnh…cũng có nhiều cơ hội để thực hiện hành vi gian lận. Những mặt hàng kể trên thường có rất nhiều chủng loại, quy cách phẩm chất khác nhau tuy bề ngoại khá giống nhau nhưng giá trị lại khác biệt, do đó việc lập lờ trong khai báo hải quan cũng dễ dàng qua mặt các cơ quan chức năng hơn.
1.6. Bài học kinh nghiệm từ các nước và các đia phương khác trong nước 1.6.1. Bài học kinh nghiệm từ các nước 1.6.1. Bài học kinh nghiệm từ các nước
1.6.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Một trong những ứng dụng nổi bật nhất của việc đấu tranh phòng chống gian lận thương mại đó là việc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để giám sát hàng hóa sau khi niêm phong. Khi sử dụng hệ thống này, phương tiện vận tải chở hàng hóa sẽ được gắn một hệ thống thu phát tín hiệu qua vệ tinh và truyền về trung tâm điều hành của Hải quan. Khi đó thông quan hệ thống này, cơ quan Hải quan có thể nắm bắt rõ lộ trình di chuyển, tốc độ xe…mọi sự vi phạm niêm phong điện tử sẽ được hệ thống gửi tín hiệu báo động về trung tâm điều hành. Với ứng dụng này, nếu áp dụng vào Việt Nam sẽ rất phù hợp đối với hành hóa làm thủ tục chuyển cửa khẩu, quá cảnh.
1.6.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại ở Trung Quốc chủ yếu giao cho lực lượng Hải quan chủ trì là chính. Hiện nay, Hải quan Trung Quốc đang tập trung vào việc cải cách xây dụng liêm chính, đặc biệt công tác này đã được Hải quan Trung Quốc thực hiện triệt để [28].
Công tác kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu là khẩu có ảnh hưởng xuyên suốt quy trình nghiệp vụ hải quan. Nó là cái chốt chặn đảm bảo lợi ích của Quốc giạ Song ở đây, nhân viên Hải quan có cơ hội tiếp cận với chủ hàng, bon gian thường luôn tìm cách lôi kéo, dụ dỗ các cán bộ Hải quan đi vào con đường hủ bạị Chính vì thế, Hải quan Trung Quốc chống tập trung cao độ quyền lực trong chế độ kiểm nghiệm. Ở Hải quan Trung Quốc từ cơ cấu tổ chức một phòng độc lập phụ trách kiểm nghiệm và làm thủ tục thông quan toàn bộ hàng hóa xuất nhập nay được chia ra 4 Ban hoạt động độc lập, cùng phối hợp dây chuyền song cũng kiềm chế lẫn nhau [28, 33].
Kỹ thuật tin học cũng là vũ khí có hiệu quả đánh gục bọn tội phạm kinh tế. Người cán bộ Hải quan nắm chắc kỹ thuật tin học sẽ là điều kiện tuyệt vời để chống
gian lận thương mạị Chính vì thế, Hải quan Trung Quốc đã xây dựng hệ thống kho tư liệu số hóa, gồm bốn căn cứ: tư liệu từ Xí nghiệp sản xuất; Tiêu chuẩn hàng hóa ở kho tồn trữ; Kết quả kiểm nghiệm; Số liệu kiểm tra đột xuất. Dựa vào kho tư liệu này, cán bộ Hải quan có thể tra cứu, kiểm tra thông tin đối chiếu một cách dễ dàng. Từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn [28].
1.6.1.3. Kinh nghiệm của Hà Lan
Hải quan Hà Lan quyết định cho lắp đặt hệ thống máy soi Container tại đầu nút Maasvlake (cảng Rotterdam). Rotterdam là cảng lớn nhất Châu Âu về mặt số lượng tàu bè ra vào, khối lượng hàng hóa luân chuyển. Nếu chỉ bằng mắt thường để kiểm tra thì khả năng bao quát trong chống gian lận thương mại rõ ràng là không caọ
Hải quan cảng xây thêm một tòa nhà 12 tầng để điều hành công việc của máy soị Chỉ sau 6 tháng lắp đặt, Hải quan Hà Lan đã thu được những kết quả bất ngờ: thu giữ một khối lượng hàng lậu trị giá 46 triệu Ghi-ni (đơn vị tiền tệ Hà Lan). Như vậy, chỉ sau 6 tháng, Hải quan Hà Lan thu hồi đủ tiền đầu tư cho máy soị
Hệ thống máy soi hoạt động suốt ngày đêm, mỗi ngày cho phép hàng trăm container đi quan máy soị Việc lựa chọn container đưa qua máy soi dựa vào phân tích, chọn lựa rủi rọ Nhân viên Hải quan sẽ nhìn vào xuất xứ của hàng hóa, lộ trình cùng tên người gửi, người nhận hàng, qua đó nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận thương mạị
1.6.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác 1.6.2.1. Kinh nghiệm của Cục Hải quan TP.HCM 1.6.2.1. Kinh nghiệm của Cục Hải quan TP.HCM
Cục Hải quan TP.HCM là một trong những Cục hải quan lớn của nước ta với rất nhiều loại hình xuất nhập khẩu, rất nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩụ Đây cũng là một trong những Cục Hải quan lập được rất nhiều thành tích trong hoạt động chống gian lận thương mại .
- Kinh nghiệm về chống gian lận thương mại từ loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu:
Tại Cục hải quan TP.HCM thì loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất lớn. Đây là một trong những loại hình được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ như: được miễn thuế VAT đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, ân hạn thuế 275 ngày đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và nhiều ưu đãi khác về thủ tục hải quan. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng những chính sách trên để gian lận. Qua
nhiều năm đấu đấu tranh với các hành vi gian lận thương mại trong lại hình gia công,