Thực trạng áp dụng công cụ pháp lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 80)

6. Kết cấu của đề tàị

2.3.1 Thực trạng áp dụng công cụ pháp lý

- Đánh giá chung tình hình áp dụng công cụ pháp lý:

Là cơ quan thực thi pháp luật, việc sử dụng các văn bản pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống gian lận thương mại là rất quan trọng. Trong những năm qua, việc sử dụng hệ thống pháp lý tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh luôn đạt được những hiệu quả cao trong công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mạị Trong đó, Luật Hải quan là nòng cốt xuyên suốt toàn bộ hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh. Việc sử dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt Luật hải quan đã giúp Hải quan Hà Tĩnh phần nào hạn chế được các hoạt động gian lận thương mại của các doanh nghiệp.

Với chức năng nhiệm vụ được giao là tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các qui định của Nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan Hà Tĩnh trong đó có nhiệm vụ cụ thể là phòng chống buôn lậu, gian lận thương mạị Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức triển khai các lực lượng, biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại, cụ thể:

Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh các đơn vị quan tâm xây dựng lực lượng, đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất phương tiện phục vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mạị Đặc biệt là các lực lượng nòng cốt như: Quản lý thị trường, Công an, Chi cục tiêu chuẩn- Đo lường- chất lượng (Sở Khoa Học Công Nghệ), Chi cục Thú y, Chi cục Bảo Vệ Thực Vật (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Trung tân Y tế dự phòng ( Sở Y tế), Biên phòng, Hải quan… để có đủ khả năng chủ động thực hiện nhiệm vụ. Chỉ đạo các ngành làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, tuyên truyền hướng dẫn người tiêu dùng, các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh.

Đối với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, hoạt động xuất nhập cảnh chủ yếu gồm các đối tượng người Việt Nam xuất cảnh sang Lào để lao động, thương mại, thăm thân, Người Lào vào Việt Nam học tập, thương mại, thăm thân; người nước thứ ba qua lại chủ yếu là hoạt động du lịch. Về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại cửa khẩu chủ yếu là hàng gỗ, hàng nông sản, hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng, xăng dầu tạm nhập, tái xuất. Tại các cửa khẩu phụ, đường qua lại biên giới hành khách xuất nhập cảnh vùng biên giới chủ yếu là đối tượng thuộc các cơ quan, cá nhân trong tỉnh Hà Tĩnh sang tỉnh

đối diện của Lào tham gia các hoạt động giúp Lào xây dựng phát triển kinh tế, quốc phòng – an ninh và nhân dân hai bên biên giới qua lại trao đổi hàng hóa, thăm thân; mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu lâm sản và hàng tiêu dùng của cư dân biên giớị Trong những năm qua, một số hành khách xuất nhập cảnh lợi dụng việc qua lại cửa khẩu hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý, vũ khí, chất nổ, động vật hoang dã, gia súc... diễn ra rất phức tạp, đặc biệt khu vực cánh gà cửa khẩu và các đường mòn trên biên giớị Vì vậy, các hoạt động phối hợp kiểm tra, kiểm soát tại khu vực cửa khẩu vẫn được các đơn vị của Cục Hải quan và Bộ đội Biên phòng tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng thời hai lực lượng đã có sự phối hợp tuần tra, kiểm soát những địa bàn trọng điểm trên khu vực biên giới nhằm phát hiện, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn và bắt giữ đối với đối tượng xuất nhập cảnh trái phép, vi phạm Quy chế khu vực biên giới, các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, chất ma túy qua biên giớị

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong tình hình mới, trong những năm qua, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo 127 của tỉnh nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, quản lý biên giới, quản lý cửa khẩụ Bên cạnh đó, Cục Hải quan Hà Tĩnh luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, quán triệt nghiêm túc các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, Tổng cục Hải quan, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả; các biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng... Hàng năm, Cục Hải quan xây dựng kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó có giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, kiên quyết làm chủ tình hình, không để xảy ra tình trạng phức tạp trên địa bàn phụ trách. Cục đã chỉ đạo các đơn vị, đội kiểm soát hải quan, hải quan cửa khẩu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

Xác định công tác chống gian lận thương mại rất khó khăn phức tạp, phải thường xuyên đối mặt với nhiều loại đối tượng, có nhiều thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, cần phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, vì vậy, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng, ký kết quy chế phối hợp và tổ chức phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng chống buôn lậụ Các đơn vị trong ngành hải quan đã xác lập chuyên án, xây dựng kế hoạch nghiệp vụ

đấu tranh với các tổ chức, đường dây đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, nhất là đấu tranh chống buôn lậu các mặt hàng trọng điểm... không để hình thành các điểm nóng, tụ điểm phức tạp về tội phạm ở khu vực giáp biên giớị Lực lượng kiểm soát hải quan tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực địa bàn quản lý, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình hoạt động tội phạm buôn lậu trên tuyến biên giới, góp phần phục vụ công tác đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa hoạt động buôn lậu xảy rạ

Ngoài ra, với chức năng nhiệm vụ được giao, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành để giúp công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại hiệu quả hơn như: tổ chức thu thập thông tin tình báo hải quan, áp dụng biện pháp quản lý rủi ro, tổ chức lực lượng kiểm tra sau thông quan, triển khai thủ tục hải quan điện tử…Đây là những công cụ trực tiếp nhằm trấn áp, răn đe các hành vi gian lận thương mạị

- Những hạn chế và nguyên nhân của việc áp dụng công cụ pháp lý tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh:

+ Hệ thống pháp luật còn nhiều thiếu sót và kẽ hở trong khi đó các chế tài xử lý còn quá nhẹ khiến công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại gặp nhiều khó khăn;

+ Quá trình tổ chức triển khai công tác đấu tranh phòng chống gian lận thương mại còn chưa theo kịp với thực tế; lý do là hiện nay các quy định về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng hải quan trong công tác phòng chống gian lận thương mại còn chưa rõ ràng và còn bị nhiều quy định hạn chế;

+ Việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành trong công tác chống gian lận thương mại chưa thực sự hiệu quả;

+ Tổ chức lực lượng làm công tác đấu tranh chống gian lận thương mại còn mỏng và chưa chuyên sâụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)