6. Kết cấu của đề tàị
1.5.1.3. Pháp luật Nhà nước về Hải quan
Hệ thống pháp luật Nhà nước về Hải quan quy định rõ các hành vi công dân được phép, không được phép làm; quy đinh rõ các hình thức xử phạt vi phạm cho những hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước về Hải quan. Là chuẩn mực quy tắc dẫn đường cho các hoạt động thương mại quốc tế để góp phần bảo đảm thực hiện chính
sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cũng như các cá nhân [24, 25].
Trong kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh chạy đua theo lợi nhuận nên tình trạng gian lận thương mại là điều khó tránh khỏị Vì thế cần có một hệ thống pháp luật nhà nước về Hải quan mang tính khách quan, cụ thể và đủ sức quản lý các hoạt động thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế phát triển lành mạnh, ổn định, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Nếu hệ thống đó không đủ sức răn đe, sẽ làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, coi thường Nhà nước, kèm theo khủng hoảng cả hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp, tạo điều kiện cho hoạt động gian lận thương mại tràn lan, bất chấp pháp luật, bởi độ rủi ro không cao, chi phí bỏ ra thì quá ít so với lợi ích khổng lồ mà nó thu được với mỗi chuyến hàng trót lọt. Vì vậy để phòng chống các hoạt động gian lận thương mại cần có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh để ngăn chặn và răn đe những hành vi kinh doanh trái phép làm ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, trật tự xã hộị Hệ thống luật pháp đó nếu đủ mạnh, đủ sức răn đe sẽ ngăn chặn được các hành vi vi phạm từ trong trứng nước, các biện pháp phòng, chống gian lận thương mại được thực hiện sẽ đạt hiệu quả tối đạ