6. Kết cấu của đề tàị
2.3.4. Thực trạng triển khai cải cách thủ tục hành chính
- Đánh giá chung tình hình triển khai cải cách thủ tục hành chính tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh:
Hải quan Hà Tĩnh luôn xác định, cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu và thúc đẩy quan hệ đối tác với doanh nghiệp là chìa khóa để thúc đẩy xuất nhập khẩu, tăng thu ngân sách cho tỉnh nhà. Đặc biệt, trong bối cảnh công tác cải cách
thủ tục hành chính đang được quyết liệt thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, Hải quan Hà Tĩnh đã và đang đẩy mạnh triển khai với tinh thần khẩn trương, hiệu quả...
Trong những năm qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Cục Hải quan Hà Tĩnh luôn đặt lên hàng đầu là công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Những kết quả trong cải cách thủ tục hành chính của Hải quan Hà Tĩnh đã nhận được đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp, khách hàng và trở thành điểm sáng trong toàn Ngành, góp phần tăng thu ngân sách, cải thiện hình ảnh cơ quan hải quan trong mắt doanh nghiệp...
Theo đó, Hải quan Hà Tĩnh luôn cố gắng tiên phong trong công tác tiếp xúc, đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn; đơn giản hóa, công khai, minh bạch Bộ thủ tục hành chính, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa doanh nghiệp xuất nhập khẩụ Ngoài ra, Cục Hải quan Hà Tĩnh cũng đã thành lập Tổ tư vấn và giải đáp qua đường dây nóng nhiều câu hỏi vướng mắc cho doanh nghiệp; kịp thời thông tin các chủ trương chính sách mới đến cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Cục cũng đã đăng tải bộ thủ tục hành chính lên website và niêm yết công khai tại các địa điểm chờ làm thủ tục để doanh nghiệp, nhân dân tiếp cận...
Bên cạnh đó, công tác hiện đại hóa, cải cách thủ tục hải quan tại đơn vị đã có những bước chuyển biến tích cực. Toàn ngành đã tích cực ứng dụng hệ thống thông quan điện tử mới cùng với việc áp dụng công tác cải cách thủ tục hành chính trên các mặt công tác, phối hợp tốt với các doanh nghiệp để tuyên truyền pháp luật đã giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn ổn định và mở rộng sản xuất, thu hút đầu tư.
Để từng bước triển khai thực hiện chiến lược cải cách phát triển hiện đại hoá ngành Hải quan và thực hiện các Nghị quyết của Đảng bộ và của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan Nhà nước, phục vụ cho việc thu hút đầu tư, đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, thời gian qua Cục Hải quan Hà Tĩnh đã tích cực, chủ động và quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính, quyết tâm phấn đấu xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư mua sắm trang thiết bị hệ thống máy trạm, máy chủ; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tin học, từng bước tin học hoá, tự động hoá các khâu công tác. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 4369/VPCP- KTTH ngày 24/6/2010 và Quyết định số 2284/QĐ-TCHQ ngày 9 tháng 9 năm 2010
của Tổng cục Hải quan về việc triển khai thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Hà Tĩnh, Cục đã tiến hành khẩn trương và quyết liệt thực hiện các lộ trình hải quan điện tử. Đến nay đã triển khai cài đặt và vận hành hệ thống thông quan điện tử tại tất cả các Chi cục trực thuộc.
+ Kết quả triển khai thủ tục hải quan điện tử
Bảng 2.7: Tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục hải quan Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2013
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Số Chi cục thực hiện TTHQĐT 3 60% 5 100% 5 100% 5 100% Số lượng tờ khai điện tử 29 0,4% 3.332 59% 5.967 87% 8.833 97% Kim ngạch điện tử 59 (triệu USD) 9% 562 (triệu USD 84% 470 (Triệu USD) 87% 736 (triệu USD) 90,8% Số doanh nghiệp thực hiện TTHQĐT 10 1,5% 45 11% 253 80% 358 88,6% (Nguồn: [12])
Từ bảng trên ta có thể thấy rằng, việc triển khai thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã thu được những thành công rực rỡ. Tháng 10 năm 2010, thực hiện Quyết định của Tổng cục Hải quan về việc triển khai hải quan điện tử tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, Chi cục Hải quan Vũng Áng đã được chọn làm đơn vị thí điểm đầu tiên trong toàn Cục, sau đó là Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh và Chi cục Hải quan cảng Xuân Hảị Do đó, năm 2010 thì số lượng doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử cũng như số lượng tờ khai hải quan điện tử còn ít. Bước vào năm 2011, số lượng doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử đã tăng lên mặc dù số lượng không đáng kể (45 doanh nghiệp chiếm 11%), tuy nhiên số đây là những doanh nghiệp lớn, thường xuyên làm thủ tục hải quan nên số lượng tờ khai làm thủ tục hải quan điện tử là 3.332 tờ (chiếm 59%) và kim ngạch chiếm tới 84% kim ngạch xuất nhập khẩụ Năm 2012, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu Tổng cục giao về hải quan điện tử (Tổng cục Hải quan giao chỉ là 60% doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử, 70% số tờ khai điện tử và 70% tổng kim ngạch điện tử) với 5.967
tờ khai điện tử, chiếm 87% (vượt 17% so với chỉ tiêu), 470 triệu USD, chiếm 87% (vượt 17% so với chỉ tiêu) và số lượng doanh nghiệp vượt 20% so với chỉ tiêu được giaọ Năm 2013 là năm thành công nhất của việc triển khai thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh với 97% số tờ khai hải quan điện tử (tăng 10% so với 2012), 90,8% kim ngạch điện tử (tăng 3,085 so với năm 2012) và số lượng doanh nghiệp là 88,6% (tăng 8,6% so với năm 2011).
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ tờ khai HQĐT Tỷ lệ kim ngạch HQĐT Tỷ lệ DN tham gia TTHQĐT
Sơ đồ 2.7: Tỷ lệ tăng trưởng của thủ tục hải quan điện tử
+ Kết quả cải cách thủ tục hành chính khác:
Quán triệt và nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về cải cách thủ tục hành chính.
Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010, Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 27/12/2010 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
Phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 đã được Tổng cục Hải quan phê duyệt theo Quyết định số 2748/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2011.
Phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 đã được Tổng cục Hải quan phê duyệt.
Tiến hành rà soát thủ tục hành chính được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục Hải quan chủ trì soạn thảo làm cơ sở cho việc duy trì kết quả bền vững của Đề án 30.
Công khai các thủ tục hành chính đến cộng đồng doanh nghiệp; Chủ động hướng dẫn thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, tăng cường đối thoại doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn.
- Hạn chế và nguyên nhân khi triển khai cải cách thủ tục hành chính:
+ Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức về cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng còn rất hạn chế;
+ Việc triển khai công tác hiện đại hóa còn phụ thuộc quá nhiều nhân tố khách quan (tài chính, thủ tục hành chính, kế hoạch và lộ trình hiện đại hóa của Ngành…) nên nhiều chỉ tiêu đã đề ra chưa hoàn thành;
+ Hiện tại, biên chế của đơn vị vẫn còn thiếu so với nhu cầu thực tế, phần lớn cán bộ công chức phải kiêm nhiệm nhiều khâu trong quy trình nghiệp vụ;
+ Máy móc, phương tiện, thiết bị công nghệ thông tin chưa đồng bộ do được trang cấp từ nhiều nguồn (vừa được cấp từ nguồn của Tổng cục Hải quan, vừa do đơn vị tự trang cấp).
2.3.4.1 Thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro
- Đánh giá chung tình hình áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
+ Kết quả đạt được:
Bảng 2.8: Tình hình phân luồng hàng hóa XNK tại Cục Hải quan Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2013
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng cộng Tỷ lệ Tổng cộng Tỷ lệ Tổng cộng Tỷ lệ Tổng cộng Tỷ lệ Tổng số tờ khai 7005 5.647 6.859 9.106
Kiểm tra sơ bộ 1.435 20,5% 2.810 49,7% 3.550 51,75% 2.615 28,7% Kiểm tra chi tiết
hồ sơ 2.930 41,8% 1.844 32,6% 2.532 36,91% 4.448 48,8% Kiểm tra thực tế
hàng hóa 2.640 37,7% 993 17,7% 777 11,34% 2.043 22,5%
Cục Hải quan Hà Tĩnh đã được thực hành nghiêm quy trình, quy định về phân luồng, chuyển luồng kiểm tra, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa trong toàn ngành. Số lượng tờ khai luồng xanh có sự gia tăng khá nhanh từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2010 trong tổng số 7005 tờ khai giải quyết tại Cục Hải quan Hà Tĩnh thì có 1435 tờ khai phân luồng xanh. Năm 2011 số lượng tờ khai luồng xanh tăng lên 2810 tờ khai (tăng 95,8% so với năm 2010). Đến năm 2012 số lượng này tiếp tục tăng lên, đạt 3.550 tờ khai (tăng 26,3% so với năm 2011). Sang năm 2013 số lượng tờ khai phân luồng xanh tại Cục giảm xuống còn 2.615 tờ khai (giảm 26,3% so với năm 2012) nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lượng hồ sơ Hải quan tỉnh giải quyết trong năm, tương đương với 28,7%.
Số lượng tờ khai luồng vàng cũng theo xu hướng tăng trưởng từ năm 2011 đến naỵ Ngoài ra, số lượng tờ khai luồng vàng còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lượng tờ khai Hải quan giải quyết trong năm. Năm 2011 trong tổng số 5.647 tờ khai thì luồng vàng chiếm đến 32,6%, tương đương với 1.844 tờ khaị Năm 2012 tỷ lệ này là 36,91%, tương đương với 2.532 tờ khai và năm 2013 tỷ lệ đạt 48,8%, tương đương với 4.448 tờ khaị
Số lượng tờ khai luồng đỏ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lượng tờ khai Hải quan giải quyết trong năm. Từ năm 2010 đến năm 2012 tỷ lệ này lần lượt là 37,7%; 17,7% và 11,3%. Năm 2013 tỷ lệ tờ khai luồng đỏ có tăng, tuy nhiên là do trong năm 2013 số lượng mặt hàng trong diện quản lý rủi ro nhập khẩu tăng mạnh.
Nhờ áp dụng quy trình quản lý rủi ro mà số vụ phát hiện gian lận thương mại tăn lên đáng kể. Năm 2010, Cục Hải quan Hà Tĩnh phát hiện được 98 vụ gian lận thương, năm 2011 tăng lên 111 vụ (tăng 13,3% so với năm 2010); năm 2012 tăng lên 121 vụ vi phạm được phát hiện (tăng 9% so với năm 2011) và năm 2013 là 157 vụ gian lận thương mại (tăng 29,7% so với năm 2012).
Tạo được môi trường định hướng, khuyến khích thái độ tuân thủ của doanh nghiệp XNK. Do có những hiệu quả rõ rệt kể trên, QLRR được cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không còn xa lạ với thuật ngữ QLRR. Bởi từ khi ngành Hải quan nói chung và Hải quan Hà Tĩnh nói riêng áp dụng công tác QLRR, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, kết hợp với công tác Kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, thời gian thông quan tại cửa khẩu giảm rõ rệt. Nhờ vậy mà tiết tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian chờ đợi cho doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp
có độ rủi ro thấp được phân vào luồng xanh liên tục tăng lên. Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp được đánh giá chấp hành tốt pháp luật Hải quan cũng tăng đáng kể.
98 111 121 157 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2010 2011 2012 2013 năm vụ số vụ vi phạm
Sơ đồ 2.8: Tình hình phát hiện gian lận thương mại nhờ áp dụng quản lý rủi ro tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2013
(Nguồn: [12])
- Hạn chế trong áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu:
+ Hạn chế lớn nhất của QLRR trong quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XNK tại Hải quan Hà Tĩnh là mức độ sơ khai của nó. Hiện nay ngành Hải quan nói chung và Hải quan Hà Tĩnh nói riêng mới triển khai xong giai đoạn 1, nghĩa là tập huấn và áp dụng các nghiệp vụ cơ bản về phân luồng dựa trên sự đánh giá rủi ro thành luồng xanh, vàng, đỏ. Cục đã đưa ra được bộ tiêu chí cơ bản nhưng để vận dụng cho từng địa bàn cụ thể thì cần phải có sự gia công thêm của cấp địa phương. Tuy nhiên các công việc hoàn thiện tiếp tục để triển khai giai đoạn hai về QLRR còn khá lúng túng, nhất là công đoạn xây dựng phần mềm ứng dụng QLRR. Ở nhiều Chi cục nhân viên Hải quan còn chưa thành thạo trọng sử dụng phần mềm QLRR, hoặc phần mềm này còn mắc lỗi, chưa phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ thường xuyên;
+ Cách thức tiếp cận quản lý rủi ro mới chỉ tập trung vào lĩnh vực thông quan hàng hóa, chưa thực sự lan tỏa rộng rãi đến các hoạt động nghiệp vụ Hải quan; điều này dẫn đến quản lý rủi ro mới chủ yếu hỗ trợ cho việc phân luồng trong thông quan hàng hóa; đối với các lĩnh vực nghiệp vụ khác như: tiếp nhận xử lý thông tin trước
thông quan, sau thông quan; hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh và các lĩnh vực nghiệp vụ về thuế, khai báo định mức sản xuất, gia công hàng hóa XNK, kho ngoại quan… hầu như mới được tiếp cận ở mức độ khái niệm quản lý rủi ro, hoặc áp dụng một số kỹ thuật đánh giá rủi rọ Điều này cũng dẫn đến sự thiếu thống nhất trong nhận thức và tổ chức hoạt động nghiệp vụ ở các lĩnh vực, các cấp, các đơn vị Hải quan;
+ Cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin cho QLRR chưa thật sự hoàn thiện đã làm giảm hiệu quả của QLRR. Thiếu thốn quan trong nhất là hệ thống thu thập và xử lý thông tin. Cục Hải quan chưa xây dựng được lực lượng thu thập thông tin tình báo phục vụ phân loại và xử lý rủi rọ Chính vì thế, việc phân loại doanh nghiệp và phân loại các chuyến hàng chưa có căn cứ xác đáng. Hệ thống máy tính nối mạng về cơ bản đã có nhưng đường truyền chậm, hay mắc lỗi cản trở cán bộ Hải quan truy cập thông tin. Hiện tượng tại một số Chi cục máy chủ được trang bị đã lâu, Hệ thống dữ liệu thông tin quá nhiều nên khi vận hành rất chậm cũng cản trở nhân viên áp dụng kỹ thuật QLRR trong nghiệp vụ của mình. Ngoài ra sự thiếu thốn máy soi hiện đại, chưa lắp đặt được các máy soi container hệ thống thiết bị giám sát tại các cảng biển quốc tế quan trọng… buộc cán bộ Hải quan phải tăng tỷ lệ kiểm ra trực tiếp, vì thế giảm quy mô áp dụng của QLRR.
- Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém khi áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu:
+ Nguyên nhân khách quan
Nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý rủi ro còn chưa tương xứng.
QLRR là một phương pháp mới và khó, lần đầu tiên được áp dụng trong lĩnh vực Hải quan tại Việt Nam. Tuy đã có các tài liệu hướng dẫn của tổ chức WCO, và tài liệu về công tác quản lý rủi ro tại một số quốc gia trên thế giới nhưng các tài liệu này