Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI cổ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 43)

Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh khi người gửi tiền đồng loạt có

nhu cầu rút tiền tại ngân hàng ngay lập tức. Với tình trạng thiếu hụt tiền mặt

tạm thời, các NHTM có thể đi vay bổ sung trên thị trường liên ngân hàng để

bù đắp sự thiếu hụt này. Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường liên ngân hàng cũng thừa vốn, trong trường hợp này buộc các NH phải bán bớt các tài sản tài chính với giá thậm chí thấp hơn thị trường rất nhiều do không có thời gian cũng như điều kiện để thương lượng về giá. Trong trường hợp rủi ro thanh khoản càng ngày càng nghiêm trọng, nếu tất cả những người gửi tiền

đều đồng loạt rút tiền thì ngân hàng không chỉ đối mặt với rủi ro thanh khoản, mà nghiêm trọng hơn họ phải đối mặt với rủi ro phá sản.

Việc quản lý rủi ro thanh khoản trở thành một nhiệm vụ thường xuyên

và cần thiết đối với các NHTM. Để quản lý thanh khoản một cách hiệu quả,

nhà quản trị ngân hàng cần thực hiện một số phương pháp sau:

- Lập bản báo cáo thanh khoản ròng: bản báo cáo này ghi chép thống kê tất cả các luồng tiền phản ánh nguồn tạo nên thanh khoản và số tiền ngân hàng đã sử dụng đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản.

- Hệ thống các chỉ tiêu thanh khoản:

+ Tỷ lệ tín dụng/tiền gửi: tỷ lệ này thể hiện mức độ NHTM sử dụng tiền gửi của khách hàng để cho vay. Tỷ lệ này quá cao tiềm ẩn rủi ro thanh khoản

trong tương lai khi người gửi tiền rút tiền trước hạn trong khi ngân hàng lại chưa thu hồi được tiền cho vay.

+ Tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản: vì tín dụng được xem là tài sản ít thanh khoản nhất, do đó chỉ tiêu này cảng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ là kém thanh khoản.

chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán tiền mặt tức thời của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao hàm ý ngân hàng có tính thanh khoản càng tốt.

+ Tỷ lệ chứng khoản Chính phủ/Tổng tài sản có: chứng khoán Chính phủ bao gồm trái phiếu, tín phiếu Kho bạc là những chứng khoán có độ thanh

khoản cao nhất. Nếu tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng được xem là càng thanh khoản.

+ Tỷ lệ TSC

động =

Tiền mặt+chứng khoán dễ bán+Tiền gửi tại TCTD Tổng tài sản có + Tỷ lệ TSC động/TSN ngắn hạn = TSC động TG ngắn hạn+tiền vay ngắn hạn+chứng chỉ TG đến hạn + Tỷ lệ phụ thuộc vào TSN biến động = TSN ngắn hạn -TSC động Cho vay + Đầu tư

+ Theo QĐ 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 thì “TCTD phải

thường xuyên đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả đối với từng đồng tiền, vàng như

sau:

Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản "Có" có thể thanh toán ngay và các tài sản "Nợ" sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo

Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản "Có" có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản Nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo”

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI cổ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)