NHTM, thì hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chính bên tài sản có. TheoLuật tổ chức tín dụng 1997, hoạt động tín dụng bao gồm cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính... Trong cơ cấu tài sản của NHTM, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là khi khách hàng không có khả năng thanh toán nợ
gốc và lãi, nhưng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng thì xuất phát từ nhiều nhân tố: do nền kinh tế, do cán bộ tín dụng, khách hàng...Do đó, việc phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM là rất cần thiết, thể hiện qua các nội dung sau:
- Phân tích quy mô (số tuyệt đối và tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản có),
tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tín dụng (phân loại theo kì hạn, theo ngành nghề,
theo loại tiền, theo loại hình kinh tế, theo khu vực địa lý...)
- Phân tích chất lượng tín dụng (hay rủi ro tín dụng) qua các chỉ tiêu:
+ Phân tích nợ quá hạn: việc phân loại nợ được thực hiện theo Quyết
định số 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
của TCTD. Như vậy, bên cạnh việc phân loại nợ theo chỉ tiêu định lượng (căn cứ vào thời gian quá hạn), các NHTM còn căn cứ vào chỉ tiêu định tính (theo
hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng bởi các NHTM). Theo đó,
các NHTM thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (Nợ cần chú ý), nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ),
nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
Khi phân tích nợ quá hạn, nhà phân tích cần chú ý đến phân tích tỷ
trọng các nhóm nợ so với tổng dư nợ, so sánh nợ quá hạn theo ngành nghề cho
vay, thành phần kinh tế cho vay. Ngoài ra, nhà phân tích đánh giá chất lượng
tín dụng qua các chỉ tiêu:
++ Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ.
++ Tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5)
+ Đánh giá sự tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN của NHTM thông qua các chỉ tiêu như:
++ Giới hạn tín dụng đối với khách hàng theo QĐ 457: Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15%
vốn tự có của tổ chức tín dụng; tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của
TCTD...
++ Giới hạn cho vay chứng khoán theo Quyết định Số 03/2008/QĐ- NHNN ngày 1/2/2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy
tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán: Điều 4 quy định: “Các khoản
cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán thuộc nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro là 250%; Tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% (hai mươi phần trăm) vốn điều lệ của tổ chức tín dụng”
+ Trích lập dự phòng rủi ro: Theo QĐ 493, dự phòng rủi ro là khoản
tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể (là khoản tiền trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các nhóm nợ và theo tỷ lệ cụ thể từng nhóm nợ) và dự phòng chung (là khoản tiền trích lập để dự phòng cho những rủi ro chưa xác định). Việc phân tích dự phòng rủi ro được thực hiện thông qua các chỉ tiêu như
++ Quy mô, tốc độ tăng trưởng quỹ dự phòng rủi ro, tình hình trích lập
và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản nợ không có khả năng thanh toán...
++ Tỷ lệ dự phòng rủi ro/Dư nợ cho vay bình quân
++ Tỷ lệ (Thu nhập lãi ròng-Dự phòng rủi ro tín dụng)/Tổng tài sản có:
thể hiện mức độ sinh lời của tài sản có từ lãi đã được điều chỉnh theo rủi ro tín
dụng.