Phân tích hoạt động đầutư

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI cổ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 35)

Sau tín dụng, đầu tư là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tài sản có. Tuy không phải là nghiệp vụ chính của NHTM, nhưng đầu tư là một kênh lợi nhuận thứ hai mà các NHTM hướng đến, và cũng nhằm phân tán rủi

ro tránh đầu tư toàn bộ “trứng vào một giỏ tín dụng”. Không chỉ nhằm mục

đích lợi nhuận, đầu tư còn có mục đích dài hạn hơn là thực hiện các chiến lược

phát triển dài hạn của NHTM.

Hoạt động đầu tư của NHTM bao gồm đầu tư vào chứng khoán (chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn); đầu tư mua sắm tài sản cố định; đầu tư góp vốn mua cổ phần (đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn

khác).

Hoạt động đầu tư có thể chia làm 3 nhóm: đầu tư vào chứng khoán an toàn nhưng khả năng sinh lời thấp như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu, trái phiếu công ty...; đầu tư vào chứng khoán có khả năng có khả năng sinh lời cao nhưng hàm chứa nhiều rủi ro mạo hiểm như cổ phiếu công ty; đầu tư nhằm thực hiện các chiến lược phát triển dài hạn như đầu tư vào công ty con, mua sắm tài sản cố định...

Khi phân tích hoạt động đầu tư của NHTM, nhà phân tích cần chú ý các

chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản

- Tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định phải đảm bảo quy định của NHNN là

không quá 50% vốn tự có cấp 1

- Tỷ lệ đầu tư góp vốn mua cổ phần dài hạn của NHTM không vượt quá

40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

- Phân tích tỷ trọng đầu tư theo phân loại 3 nhóm như trên để đánh giá

mục tiêu theo đuổi của các nhà quản trị (an toàn hay lợi nhuận), từ đó đánh

giá mức độ rủi ro cũng như hiệu quả đầu tư của NHTM.

- Phân tích dự phòng giảm giá chứng khoán: dự phòng giảm giá chứng

khoán là khoản dự phòng được trích lập khi các chứng khoán nắm giữ có sự sụt giảm về giá trị so với thị trường và được tính bằng giá thị trường tại thời

điểm trích lập và giá trị trên sổ sách của loại chứng khoán đó. Dự phòng giảm

giá chứng khoán nếu được trích lập đủ sẽ thể hiện được một khoản lỗ mà

NHTM sẽ phải chịu nếu bán chứng khoán đó theo giá trị hiện tại của thị

khoán bị mất giá.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI cổ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)