Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập vào năm 1994, theo Quyết định số 00374/GP-UB của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ngày 4/11/994, MB chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân
hàng nhà nước Việt Nam với thời gian hoạt động là 50 năm. Trụ sở chính của MB ở tại Số 3 Đường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. 17 năm hình thành và phát triển là 17 năm MB khẳng định vị trí và tên tuổi của mình trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Là một trong những ngân hàng cổ phần
hàng đầu, MB luôn được NHNN xếp hạng A và liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như Thương hiệu mạnh Việt Nam, thương hiệu Việt uy tín chất lượng, Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, Giải thưởng Sao vàng đất Việt, Giải thưởng thanh toán xuất sắc nhất do Citi Group, Standard
Chartered Group và nhiều tập đoàn quốc tế khác trao tặng.
Sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động của ngân hàng luôn ổn định
và liên tục trong suốt 17 năm hoạt động. Vốn điều lệ của MB tăng liên tục từ
20 tỷ đồng năm 1994 lên đến 7,300 tỷ năm 20. Tổng tài sản tăng tương ứng từ
32 tỷ đồng lên đến 109,623 tỷ, lợi nhuận trước thuế tăng từ 4,8 tỷ đồng năm 1995 lên 2.288 tỷ năm 2010. Tổng dư nợ đạt hơn 48,797 tỷ đồng, huy động vốn đạt 96,954 tỷ đồng vào năm 2010. MB không ngừng mở rộng mạng lưới
hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đồng thời chú trọng củng cố tiềm lực tài chính của mình. Tình hình hoạt động kinh doanh của MB thể hiện qua những nét chính sau: (đơn vị tính: tỷ đồng)
Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản của MB qua các năm (đơn vị: tỷ đồng)
Biểu đồ 2.2. Lợi nhuận trước thuế của MB qua các năm (đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2.3. Tổng dư nợ của MB qua các năm (đơn vị: tỷ đồng)
Biểu đồ 2.4. Huy động vốn của MB qua các năm (đơn vị: tỷ đồng)
Về sản phẩm dịch vụ, với mô hình kinh doanh truyền thống kết hợp đa
năng, MB đã cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm tương đối đa
dạng bao gồm: nhận tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kì hạn, cho vay ngắn, trung, dài hạn; bảo lãnh; chuyển tiền; thanh toán quốc tế; kinh doanh ngoại tệ;
kinh doanh chứng khoán; đầu tư góp vốn; phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như mobile banking, internet banking, home banking và sắp tới triển
khai dự án private banking
Để đáp ứng nhu cầu phát triển MB liên tục mở rộng mạng lưới hoạt
động. Đến cuối năm 2010, MB đã mở rộng mạng lưới hoạt động đến gần 20 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước với 150 điểm giao dịch và 02 chi nhánh ở nước ngoài với hơn 3.269 cán bộ nhân viên ngân hàng. MB cũng chú trọng mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế với gần 700 ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia trên thế giới.
Với mục tiêu trở thành một tập đoàn lớn có khả năng cung cấp các sản phẩm trọn gói cho khách hàng, bên cạnh các công ty con là Công ty chứng khoán Thăng Long (TSC), Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC),
công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội (HFM), MB đang chuẩn bị thành lập Công ty cho thuê tài chính. Đồng thời, MB còn tham gia góp vốn và là cổ đông sáng lập các công ty địa ốc MB Land, Công ty Bảo hiểm Quân đội (MIC), Công ty CP Viêtremax... Với hệ thống các công ty thành viên hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, MB hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ ngân hàng-tài chính-bảo hiểm toàn diện, đa năng cho các khách hàng, đa dạng hóa hoạt động, phân tán rủi ro, tiến tới một mô hình tập đoàn MB.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định, MB xây dựng những
mối quan hệ hợp tác gắn bó lâu dài và hiệu quả với các đối tác chiến lược như
Tổng công ty bay dịch vụ, Công ty Tân cảng, Công ty GAET, Tổng công ty
Viễn thông quân đội Viettel, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam... Bên cạnh đó, MB không ngừng củng cố mối quan hệ với các tổ chức, định chế khác như
các công ty bảo hiểm, công ty chuyển tiền Western Union, Banknet, Smart link, các đại lý chấp nhận thẻ... trên cơ sở hợp tác, chia sẻ các cơ hội và cùng nhau phát triển.
Vấn đề công nghệ thông tin được MB chú trọng đầu tư, đáng chú ý là
phần mềm Core banking của tập đoàn Temenos. Giải pháp của Temenos cũng
là sự lựa chọn của một số ngân hàng hàng đầu, có chiến lược đầu tư bài bản
là một trong những ưu tiên của MB nhằm tăng sức cạnh tranh và hơn thế là
mang lại cho khách hàng những dịch vụ và tiện ích ngân hàng tốt nhất.
Trải qua 17 năm hoạt động, MB đang ngày càng phát triển và khẳng định uy tín của mình trên thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn cơn bão khủng hoảng kinh tế trên thế giới và Việt Nam năm 2010, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị trường lựa
61
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐễNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
CƠ QUAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ
CƠ QUAN NGHIấN CỨU
PHÁT TRIỂN
BAN ĐIỀU HÀNH
KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO KHỐI KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CÁC ỦY BAN CAO CẤP
QUẢN Lí HỆ THỐNG HỖ TRỢ KINH DOANH KINH DOANH
1. PHềNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP 2. PHềNG PHÁP CHẾ
3. PHềNG TRUYỀN THễNG 4. KHỐI TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
5. TRUNG TÂM CễNG NGHỆ THễNG TIN 6. KHỐI TỔ CHỨC NHÂN SỰ
7. PHềNG CHÍNH TRỊ
8. VĂN PHềNG KHU VỰC PHÍA NAM
1. KHỐI HỖ TRỢ KINH DOANH 2. KHỐI HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN Lí CHẤT LƯỢNG 3. KHỐI QUẢN Lí MẠNG LƯỚI VÀ KấNH PHÂN PHỐI 1. KHỐI TREASURY 2. KHỐI DOANH NGHIỆP LỚN VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 3. KHỐI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 4. KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
5. KHỐI ĐẦU TƯ
103 CHI NHÁNH VÀ CÁC PHềNG GIAO DỊCH
VĂN PHềNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
62
tiêu trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị
trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, tập trung vào:
- Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn
- Tập trung có chọn lọc doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân.
- Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn
- Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư
- Liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở
thành một tập đoàn tài chính mạnh…
“MB dành mọi nỗ lực gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp tài chính-ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu
và sự hài lòng mỹ mãn”
Để thực hiện được tầm nhìn và sứ mệnh đã cam kết, MB đã đưa ra
nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. Các sản phẩm dịch vụ của MB phần lớn vẫn là các hoạt động ngân hàng truyền thống (nhận tiền gửi và cho vay). Về hoạt động bên tài sản nợ, MB tập trung vào hoạt động huy động tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (chiếm 90% tổng nguồn vốn). Bên tài sản có, hoạt động cho vay và
đi gửi chiếm tỷ trọng tương đương nhau (35% tổng tài sản có cho mỗi hoạt động), hoạt động đầu tư chiếm 20% tổng tài sản có. MB cung cấp các sản phẩm dịch vụ phân chia theo đối tượng khách hàng theo sơ đồ như sau
Khỏch hàng cỏ nhõn - Tiền gửi(*) - Tài khoản -Giấy tờ cú giỏ ngắn hạn - Cho vay cỏ nhõn (*) - Dịch vụ thẻ - Dịch vụ chuyển tiền - Dịch vụ ngoại hối cỏ nhõn - Dịch vụ khỏc Khỏch hàng doanh nghiệp - Tiền gửi (*) -Tớn dụng doanh nghiệp (*) - Sản phẩm ngoại hối (*) - Dịch vụ bảo lónh - Dịch vụ thanh toỏn quốc tế
- Dịch vụ thanh toỏn trong nước - Sản phẩm giấy tờ cú giỏ - Dịch vụ khỏc Khỏch hàng định chế - Ngõn hàng đại lý - Thị trường tài chớnh (thịtrường tiền tệ, thịtrường ngoại hối…) (*) - Tài trợ thương mại (*) Ngõn hàng điện tử - Internet Banking - Mobile Banking - Home Banking - Contact Center - Billing payment
63
kỳ, trả lãi hàng tháng hoặc trả lãi trước
- Cho vay cá nhân: cho vay mua xe trả góp; cho vay du học; cho vay
mua nhà chung cư, đất dự án; cho vay cổ phần hóa (mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa); cho vay chứng khoán; cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán; cho vay cầm cố giấy tờ có giá; cho vay
cá nhân tín chấp; cho vay hạn mức thấu chi; cho vay sản xuất kinh doanh…
- Cho vay doanh nghiệp: thấu chi doanh nghiệp; chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu; cho vay theo món, hạn mức; tài trợ dự án; cho vay dựa trên hàng tồn kho và các khoản phải thu; cho vay doanh nghiệp xây lắp; cho vay khách hàng ngành phân phối; cho vay khách hàng ngành dược và y tế; cho
vay khách hàng ngành công nghệ thông tin – viễn thông…
- Sản phẩm ngoại hối: nghiệp vụ giao dịch hối đoái giao ngay (Spot), nghiệp vụ giao dịch hối đoái kỳ hạn (Forward), quyền chọn (Option), nghiệp vụ hoán đổi giao dịch ngoại tệ (Swap), giao dịch hoán đổi lãi suất (IRS)
- Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh vay vốn; bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm; bảo lãnh đối ứng; xác nhận bảo lãnh.
- Thị trường tài chính: thị trường tiền tệ (vay gửi liên ngân hàng, giao dịch hoán đổi lãi suất …); thị trường ngoại hối (giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi), nhận ủy thác đầu tư, tư vấn bảo lãnh phát hành giao dịch trái phiếu…
- Tài trợ thương mại: thông báo thư tín dụng (L/C), phát hành L/C, xác
nhận L/C, nhờ thu, phát hành bảo lãnh…
- Dịch vụ ngân hàng điện tử: bao gồm các dịch vụ ngân hàng thực hiện qua Internet, điện thoại di động, máy ATM, máy POS…Khách hàng có thể truy vấn thông tin về các sản phẩm dịch vụ MB, lãi suất tiền gửi, tỷ giá ngoại tệ, số dư tài khoản, thanh toán hóa đơn…mà không cần phải đến trực tiếp ngân hàng.
2.2. Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Quân đội hàng TMCP Quân đội
64
2.2.1.1 Công tác tổ chức phân tích BCTC
Trước tháng 10-2008, khi khối Tài chính kế toán chưa thành lập theo
mô hình mới, nhiệm vụ phân tích BCTC do Giám đốc tài chính MB thực
hiện, công tác phân tích BCTC được thực hiện 6 tháng một lần.
Từ tháng 10-2008, theo Quyết định 3278/QĐ-NHQĐ-HS ngày 20/10/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội về việc Ban hành quy định Mô hình tổ chức của Khối Kế toán tài chính giai đoạn 2008-
2012, phòng Tài chính Hội sở được thành lập và thực hiện nhiệm vụ phân
tích BCTC định kỳ.
Sơ đồ 2.2: Mụ hỡnh tổ chức khối Tài chớnh Kế toỏn
(Nguồn: Mô hình tổ chức Khối TCKT giai đoạn 2008-2012)
Mục 2.1 Nhiệm vụ của Phòng Tài chính có quy định: “ Phân tích các chỉ tiêu tài chính của MB để phục vụ cho quản trị điều hành đồng thời tham
mưu cho ban lãnh đạo/giám đốc tài chính về hoạt động tài chính của MB”
TỔNG GIÁM ĐỐC BAN GIÁM ĐỐC PHềNG TÀI CHÍNH PHềNG KẾ TOÁN CÁC CHI NHÁNH/PHềNG KẾ TOÁN VÀ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁC CễNG TY TRỰC THUỘC/P.TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN
65
Như vậy, nhiệm vụ phân tích BCTC do phòng Tài chính Hội sở thực
hiện, phòng Kế toán Hội sở có nhiệm vụ cung cấp các BCTC định kỳ. Do
mới thành lập nên mô hình chi tiết của phòng Tài chính Hội sở chưa được
ban hành bằng văn bản đồng thời với mô hình tổ chức Khối Tài chính kế
toán. Tuy nhiên, trên thực tế Phòng Tài chính Hội sở đang định hướng cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.3: Mụ hỡnh tổ chức phũng Tài chớnh Hội sở
(Nguồn: Mô hình tổ chức Khối TCKT giai đoạn 2008-2012)
Nhiệm vụ phân tích BCTC là nhiệm vụ của Bộ phận phân tích tài chính trực thuộc Phòng Tài chính Hội sở. Phòng Tài chính Hội sở có trách nhiệm gửi báo cáo phân tích cho Giám đốc tài chính, sau đó Giám đốc tài chính có trách nhiệm gửi báo cáo cho Tổng giám đốc.
Hiện tại phân tích BCTC bao gồm báo cáo quý và báo cáo năm. Bản
báo cáo phân tích quý phải hoàn thành vào trước ngày 20 của tháng đầu tiên
của quý tiếp theo, đối với báo cáo phân tích năm thì trước ngày 30 của tháng
đầu tiên năm sau.
Về nguồn số liệu phục vụ công tác phân tích BCTC: Phòng Kế toán
TRƯỞNG PHềNG PHể PHềNG Bộ phận phõn tớch tài chớnh Bộ phận chế độ, chớnh sỏch kế toỏn-tài chớnh Bộ phận kiểm tra, giỏm sỏt
66
phân tích tài chính lấy thông tin về tín dụng từ Khối quản trị rủi ro, thông tin về huy động vốn từ trung tâm Công nghệ thông tin, thông tin kế hoạch tài chính từ phòng Kế hoạch tổng hợp... Bộ phận phân tích tài chính tập hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu có liên quan và lập báo cáo phân tích gửi ban lãnh đạo theo đúng thời hạn.
Bản phân tích BCTC tại MB là một tài liệu nội bộ quan trọng giúp cho nhà quản trị MB có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Ngoài ra, báo cáo phân tích tài chính đưa ra các đánh giá,
nhận định về tình hình tài chính của ngân hàng, thực hiện chức năng tham
mưu cho nhà quản trị các vấn đề tài chính phát sinh.
2.2.1.2 Hệ thống văn bản, quy định có liên quan
Hiện nay, tại MB chưa có một văn bản chính thức quy định về mẫu
biểu, chỉ tiêu phân tích BCTC, tuy nhiên MB đang trong quá trình hoàn thiện những văn bản này. Về cách trình bày các thông tin trên BCTC, MB thực hiện theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc NHNN về Ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD. Ngoài ra, MB cũng xây dựng hệ thống các báo cáo tài chính riêng để phục vụ cho nhu cầu quản lý của mình.
Các báo cáo phân tích của MB thường không cứng nhắc về cách trình
bày và các chỉ tiêu phân tích mà ở từng thời kỳ khác nhau, sẽ có những cách
thức trình bày tương đối khác nhau do đặc điểm hoạt động kinh doanh ở các
thời kỳ là không giống nhau. Tuy nhiên nhìn chung báo cáo phân tích BCTC
ở MB thường thống nhất ở các nội dung sau:
- Trình bày tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và MB nói riêng - Phân tích khái quát về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn - Phân tích vốn tự có
67
- Phân tích hoạt động liên ngân hàng và đầu tư
- Phân tích tình hình thu nhập chi phí - Phân tích rủi ro
- Một số chỉ tiêu phân tích nội bộ khác tại MB - Phần kiến nghị, đề xuất
Nội dung trình bày tình hình kinh tế trong nước và quốc tế là phần mở đầu nhằm giúp người đọc BCTC hình dung được bối cảnh kinh tế cũng như
những tác động của nền kinh tế tới hoạt động kinh doanh của MB tại thời
điểm phân tích. Phần kiến nghị, đề xuất nhằm đưa ra các cảnh báo về giới hạn an toàn, các rủi ro có thể xảy ra, tình trạng vượt các định mức chi phí, từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất có liên quan đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các nội dung liên quan đến
công tác phân tích BCTC sẽ được trình bày chi tiết ở các mục dưới đây.