2.3.2.1 Tồn tại
- Thời hạn gửi báo cáo phân tích BCTC tương đối chậm, thường là sau
ngày 20 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo (đối với báo cáo quý) và sau tháng 2 của năm tiếp theo (đối với báo cáo năm). Mặt khác, hiện tại MB đã
có báo cáo phân tích theo tháng tuy nhiên việc báo cáo phân tích thường có
chậm do sự chậm trễ trong việc quyết toán tháng công tác kiểm tra và chấm đối chiếu số liệu mất rất nhiều thời gian để có được số liệu chính xác. Sự chậm trễ này giảm đi tính kịp thời của báo cáo phân tích và ảnh hưởng đến việc kiểm soát, đề ra các chiến lược đầu tư của ngân hàng.
- Về cơ bản, các báo cáo phân tích BCTC của MB sử dụng nhiều chỉ
tiêu có nội dung kinh tế và có ý nghĩa phân tích, phản ánh tương đối đầy đủ
các mặt hoạt động kinh doanh của MB. Tuy nhiên, trong báo cáo phân tích
của MB còn thiếu một số chỉ tiêu phân tích quan trọng như sau: + Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
103
Đây là những nội dung phân tích rất quan trọng, từ đó giúp nhà quản
trị nắm bắt được toàn cảnh hoạt động kinh doanh của MB, đặc biệt là khía cạnh rủi ro và lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của bất cứ NHTM nào đều gắn với rủi ro, do đó, việc kiểm soát và phòng ngừa rủi ro luôn là một nhiệm
vụ cấp thiết và ưu tiên hàng đầu của các NHTM. Trên thực tế tại MB công tác phân tích rủi ro được thực hiện tại các bộ phận nghiệp vụ liên quan: phân tích rủi ro tín dụng thuộc Khối quản trị rủi ro, phân tích rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất … thuộc Khối Treasury. Tuy nhiên MB cũng nên đưa nội dung
phân tích rủi ro vào báo cáo phân tích tài chính để nhà quản trị có cái nhìn hệ thống và toàn diện hơn tình hình kinh doanh của ngân hàng.
- Báo cáo phân tích mới chỉ dừng lại ở việc tính toán và phân tích các
chỉ tiêu nội bộ MB, chưa có sự so sánh nhiều với các chỉ số bình quân ngành
hay của các NHTM khác. Do đó, nhà quản trị chưa có đầy đủ thông tin để xác định vị trí của MB trên thị trường tài chính cũng như so sánh được hiệu
quả hoạt động và quản lý của MB với các NHTM cùng vị thế khác.
- Phân tích BCTC được thực hiện tập trung tại Hội sở, chủ yếu là phân
tích số liệu của toàn hệ thống MB. Nội dung phân tích số liệu cho các chi
nhánh chưa chi tiết và cụ thể, mà chỉ mới dừng lại một số chỉ tiêu bình quân lớn. Báo cáo phân tích chưa đưa ra được những kiến nghị, đề xuất cho các chi
nhánh đối với các nghiệp vụ cần lưu ý. Thực tế MB đã xây dựng các thư quản lý hàng tháng để khuyến nghị hay hướng dẫn cho chi nhánh một số nội dung liên quan đến hạch toán kế toán, định mức chi tiêu, các khoản chi phí vượt mức kế hoạch Tuy nhiên, để thực hiện chức năng tham mưu của báo cáo
phân tích, MB cần đưa vào trong báo cáo phân tích những vấn đề cần lưu ý trong thư quản lý, đồng thời đưa ra những đề xuất liên quan đến mảng cho vay, huy động nhằm định hướng kinh doanh tốt hơn cho các chi nhánh.
- Một số nội dung phân tích trình bày còn hơi lan man, chưa có chiều sâu, chưa làm rõ được gốc rễ của vấn đề: nội dung phân tích về huy động,
cho vay, phân tích khả năng sinh lời, phân tích rủi ro… Mẫu biểu báo cáo
trình bày chưa thống nhất giữa các kỳ, chưa xây dựng mẫu biểu chuẩn, do đó khi đọc báo cáo phân tích sẽ gặp khó khăn khi so sánh chỉ tiêu với các báo
104
trọng yếu nhưng cũng làm sai lệch số liệu phân tích, dẫn đến nhà phân tích có thể phân tích chệch hướng và đưa ra những kết luận sai lầm. Nội dung phân tích chủ yếu là các nội dung khá truyền thống và chưa phân tích nhiều về mối liên hệ giữa những nội dung phân tích như tình hình huy động, cho
vay, vốn tự có, khả năng sinh lời… Báo cáo phân tích MB cũng chưa phân
tích kỹ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu có liên quan đến một hoạt động kinh
doanh (ví dụ về hoạt động, cần phân tích mối quan hệ của tốc độ tăng trưởng
tín dụng, biến động nợ quá hạn, biến động dự phòng rủi ro tín dụng, biến động lãi cho vay...), nên việc đánh giá tính hiệu quả của hoạt động kinh
doanh đó là chưa toàn diện và đầy đủ.
- Các chỉ tiêu phân tích đôi khi được tính toán chưa chính xác, không đồng nhất với nhau nên việc đánh giá, nhận xét có thể chệch hướng, đưa đến
những kết quả trái chiều so với mong muốn.
- Một số thông tin về tình hình kinh tế thế giới và trong nước không
ghi chú nguồn trích dẫn, do đó gây khó khăn trong việc xác nhận lại thông
tin. Ngoài ra, báo cáo phân tích thiếu nhiều thông tin về tình hình thị trường,
đặc biệt những thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của MB, do đó chưa làm rõ được những cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài tác động như thế nào đến MB.
- Một số kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo phân tích còn chung
chung, chưa cụ thể, chưa có ý nghĩa thiết thực và gây khó khăn cho người
thực hiện.
2.3.2.2 Nguyên nhân
a. Hệ thống phần mền báo cáo và cung cấp số liệu phân tích
- Hiện tại mặc dù MB đã đầu tư hệ thống phầm mền báo cáo quản trị
GL Oracle tuy nhiên hệ thống mới bắt đầu công tác nhập liệu và kiểm tra số
liệu còn chưa hoàn thiện dẫn đến một số báo cáo đã có nhưng chưa sử dụng được do số liệu chiết suất ra còn sai sót nhầm lẫn. Điều này gây ảnh hưởng
rất lớn đến tính kịp thời để cung cấp số liệu cho công tác phân tích
105
- Hoạt động phân tích BCTC tuy không còn quá mới mẻ đối với các
NHTM, tuy nhiên vẫn là một công việc tương đối khó, đòi hỏi rất cao ở người phân tích về kiến thức tổng hợp và kỹ năng phân tích. Trình độ các nhà phân tích tài chính tại MB chưa đáp ứng được các kiến thức tài chính hiện đại trong khi công tác tuyển dụng không phải lúc nào cũng thuận lợi và có kết
quả (số lượng chuyên gia phân tích không nhiều, chế độ tiền lương tương đối
cao…)
- Các khóa tổ chức đào tạo về phân tích BCTC có chi phí rất cao, chủ yếu là mời chuyên gia phân tích từ bên ngoài vào giảng dạy với số lượng người tham gia không nhiều. Tại MB, văn bản quy định về phân tích BCTC cũng như hình thức đào tạo chuyên viên tài chính của MB gần như chưa có.
Do đó, việc tiếp cận các kiến thức về phân tích BCTC là tương đối khó khăn.
c. Một số nguyên nhân khác
- Phần mềm công nghệ thông tin T24 đã triển khai hoàn thiện phần
mềm Core Banking với những tính năng ưu việt nhất cho các phần hành tác nghiệp với khách hàng như tiết kiệm, tín dụng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ... Và MB đang bắt tay vào triển khai và tiến tới hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ phần mền GL Oracle tích hợp với số liệu báo cáo chiết suất từ phầm mềm Core banking. Tuy nhiên các phần hành liên quan đến tài chính kế toán hay hệ thống thông tin quản trị chỉ mới phát triển một cách căn bản và đang trong quá trình tiếp tục phát triển cần có thời gian để kiểm nghiệm. Hiện tại
một số báo cáo tài chính của MB phải được thực hiện thủ công dẫn đến MB
mất khá nhiều thời gian để xây dựng báo cáo trong khi việc nhầm lẫn thông tin là hoàn toàn có thể xảy ra.
- Việc tính toán các chỉ tiêu phân tích chưa được thiết lập tự động hóa mà được thực hiện thủ công, dẫn đến có thể xảy ra sai sót trong tính toán các
chỉ tiêu. Sai sót bao gồm sai số do lấy thiếu hoặc thừa số liệu, nhầm lẫn trong công thức tính... Ngoài ra, do hệ thống thông tin trình bày trên báo cáo tài
chính chưa đầy đủ, chuyên viên phân tích phải lấy thông tin chi tiết từ các
106
- Đầu mối lấy thông tin về tình hình kinh tế nói chung, số liệu tài chính của các NHTM nói riêng chưa có nên cũng gây trở ngại cho hoạt động
phân tích BCTC tại MB. Điều này có thể dẫn đến các thông tin bên ngoài không chính thống, không đủ độ tin cậy, không đầy đủ, tốn nhiều thời gian
của người phân tích, chất lượng phân tích vì thế cũng không được đảm bảo.
- Thời gian cung cấp BCTC chưa kịp thời, có độ trễ về thời gian, dẫn
đến làm chậm thời gian cung cấp các báo cáo phân tích.
- Đánh giá việc tuân thủ các quy định của NHNN trong hoạt động kinh doanh cũng là một nội dung quan trọng trong phân tích BCTC. Tuy
nhiên tại MB, việc lưu trữ và phổ biến các văn bản pháp luật chưa được thực hiện một cách thường xuyên và khoa học, nhiều văn bản mới không đến tay người phân tích kịp thời, do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng phân tích
BCTC.
- Do đặc thù hoạt động không giống như các doanh nghiệp thông thường nên những tài liệu về phân tích BCTC của doanh nghiệp không thể áp
dụng toàn bộ vào phân tích trong lĩnh vực ngân hàng. Trong khi đó, những tài liệu nghiên cứu liên quan đến phân tích BCTC trong các NHTM rất ít và khó tìm kiếm.
- Việc thu thập những báo cáo phân tích của các tổ chức có uy tín hoặc của các NHTM khác còn hạn chế. Đây là nguồn tài liệu quý giá đối với nhà phân tích vì qua đó, nhà phân tích có thể hiểu thêm các chỉ tiêu phân tích cơ bản và có ý nghĩa để áp dụng trong báo cáo phân tích của mình, đồng thời thông qua đó nhà phân tích có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính của MB với
các NHTM khác để xác định, đánh giá vị thế của MB trên thị trường tài
107
nghĩa thiết thực đến công tác quản trị kinh doanh ngân hàng. Các báo cáo phân tích mang đến cho nhà quản trị ngân hàng một bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá có giá trị đối với các chính sách, chiến lược của MB. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phân tích BCTC tại MB vẫn còn một số tồn tại và hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lượng
phân tích, đồng thời MB cần áp dụng những phương pháp phân tích hiện đại
trên thế giới để có một bản phân tích đa chiều và sâu sắc hơn, phục vụ kịp
108
3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội Quân đội
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 -2015
Theo đà phát triển của kinh tế xã hội triển vọng phát triển của ngân
hàng trong nhữn năm tới là rất lớn với quy mô thị trường ngày càng mở rộng và môi trường pháp lý thuận lợi. Là một trong những NHTM hàng đầu hiện
nay. MB đã chuẩn bị cho mình các tiền đề khá tốt để tận dụng và khai thác
được những tiềm nằng phát triển của thị trường. Trong nhữn năm qua MB đã
không ngừng nâng cáo năng lực quản trị, năng lực tài chính, xây dựng nguồn
nhân lực chất lượng cao, mở rộng mạng lưới, đầu tư nâng cấp công nghệ khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường để tạo dựng một hệ thống khách hàng đa dạng và tin cậy MB đã dần bước ra trường quốc tế với sự xuất
hiện của 2 chi nhánh tại Lào và Campuchia. Thêm vào đó năm 2010 MB đã
xây dựng được cho mình một chiến lược phát triển hợp lý cho giai đoạn 2011 -2015 nhằm vượt lên trên sự phát triển chung của toàn ngành ngân
hàng, trở thành một trong ba ngân hàng hàng đầu Việt nam trên mọi khía
cạnh vào năm 2015 Phương châm phát triển của MB trong giai đoạn này là tăng trưởng mạnh, bền vững và tạo ra sự khác biệt văn hóa doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân sự tinh thông nghiệp vụ, cam kết cao và tổ chức khoa
học. Chiến lược phát triển của MB được xây dựng trên định hướng trở thành
một ngân hàng thuận tiện cho mọi phân khúc khách hàng và trên cơ sở đó
hướng tới trở thành một tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu Việt nam . Nhằm thực hiện chiến lược này, MB thực hiện nhiều giải pháp đồng
bộ nhằm xây dựng MB thực sự nổi trội và khác biệt dựa trên 5 trụ cột chủ yếu
-Ngân hàng cộng đồng với phân khúc khách hàng cá nhân và SME -Ngân hàng chuyên nghiệp trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp cỡ vừa và lớn
- Ngân hàng thuận tiện trong giao dịch trong khắp các phân khúc khách hàng
109
song song với việc tiếp tục duy trì phát triển văn hóa hướng tới khách hàng,
có tính kỷ luật cao và tinh thần đồng đội
* Các chỉ tiêu tài chính trong kế hoạch kinh doanh của MB
Với chiến lược phát triển mới. MB đặt khát vọng trở thành 1 trong 3
ngân hàng TMCP hàng đầu Việt nam với phương châm tăng trưởng nhanh,
bền vững, có hiệu quả. Nhằm hiện thực hóa khát vọng này. MB đặt tốc độ
tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng của toàn thị trường ngân hàng ở các chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Tổng tài sản: tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 -2013 khoảng 35% - 40%.
+ Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu: Tăng trưởng vốn điều lệ bình quân qua các năm đạt 24% thông qua các cách thức khách nhau như tăng tỷ lệ lợi
nhuận giữ lại, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi, phát hành trái phiếu và các công cụ nợ dài hạn khác
+ Hệ số an toàn vốn ( CAR): MB sẽ luôn giữ tỷ lệ này tối thiểu theo
quy định của NHNN nhằm đảm bảo các quy định của NHNN cũng như đảm
bảo an toàn cho hoạt động của mình, tuy nhiên cũng sẽ cân đối để đạt hiệu quả sử dụng vốn cao
+ Thu nhập thuần từ lãi: Tăng trưởng bình quan giai đoạn 2011 - 2013 là 30% chủ yếu là nhờ vào việc mở rộng tín dụng một cách chọn lọc
+ Các thu nhập từ hoạt động khác: tăng trưởng bình quân giai đoạn
2012 -2013 là khoảng 40% nhờ vào việc tăng cường chất lượng, mở rộng và đa dạng hoá các dịch vụ tài chính ngân hàng, tăng cường hiệu quả hoạt động trên thị trường tiền tệ
+ Chi phí hoạt động: MB nâng cao hiệu quả hoạt động qua đó tối ưu chi phí bằng nhiều biện pháp như tăng năng suất lao động, cái cách quy
trình, điều động cơ cấu chi phí, … nhằm làm giảm tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập. Tỷ lệ này trong giai đoạn 2011 -2013 tương đối ổn định ở khoảng 30%
-32%
110
+ Tỷ lệ chi trả cổ tức: nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông, hàng năm MB sẽ cân đối chi trả cổ tức khoảng là 15%/ năm qua các hình thức khac
nhau như : tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, tăng cường
năng lực tài chính và đảm bảo lợi ích về lâu dài cho cổ đông.
Bảng : Kết quả kinh doanh lợi nhuận và cổ tức giai đoạn 2011 -2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiờu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vốn điều lệ cuối năm 10,000 11,500 14,000
Thu nhập thuần từ lói 4,319 5,614 7,299