Do số liệu trên báo cáo tài chính chủ yếu là số liệu thời điểm, nếu lấy số liệu tại thời điểm cuối năm để đánh giá cho cả năm thì sẽ không chính xác. Do đó, các nhà quản trị MB phân tích một số chỉ tiêu dựa vào số bình quân trong năm. Ví dụ trong năm 2010, nhà phân tích tính toán một số chỉ
tiêu bình quân của MB như sau:
Bảng 2.22: Một số chỉ tiêu bình quân
Chỉ tiờu Năm 2010
Cho vay bỡnh quõn 35,933,789.21
Huy động bỡnh quõn 77,904,192.25
Số lượng nhõn viờn 3269 người
Thu lói tiền vay 4,817,750.00
Chi trả lói tiền gửi 3,927,077.00
100
Trên cơ sở tính toán số liệu cho vay, huy động bình quân MB sẽ tính lãi suất huy động bình quân và lãi suất cho vay bình quân. Việc tính toán 2 chỉ tiêu này mang tính tương đối, nhưng nó cho phép nhà quản trị nắm được mức chênh lệch lãi suất mà MB đang được hưởng là bao nhiêu. Một số chỉ tiêu bình quân đầu người như dư nợ bình quân, huy động bình quân, lợi nhuận trước thuế bình quân... giúp nhà quản trị đánh giá được hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực tại MB. Trong báo cáo phân tích của mình, MB tính toán các chỉ tiêu bình quân cho toàn hệ thống và từng chi nhánh, có sự so sánh giữa các chi nhánh với nhau, giữa MB và các NHTM khác, từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh và của MB. Ngoài ra, trong báo cáo phân tích MB còn so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để đánh giá
mức độ hoàn thành kế hoạch đề ra cũng như kiểm soát các khoản chi phí đã
có định mức kế hoạch từ đầu.