Phân tích tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI cổ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 32)

1.3.4.1 Phân tích dự trữ NHTM

Dự trữ NHTM bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại NHNN. Đây là tài sản có không sinh lời (tiền mặt) hoặc sinh lời rất ít và các NHTM luôn phải duy trì một tỷ lệ nhất định so với tài sản có để thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN, đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.

Nội dung cơ bản khi đánh giá tình hình dự trữ là xem tính hợp lý của tài sản dự trữ, nghĩa là quy mô dự trữ phải đảm bảo sao cho ngân hàng thực hiện

đúng dự trữ bắt buộc theo quy định NHNN, đồng thời còn đáp ứng yêu cầu

thanh toán bình thường và đột xuất trong kỳ, nhưng quy mô tài sản dự trữ

cũng không quá lớn làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Phân tích tình hình dự trữ tại NHTM bao gồm:

- Dự trữ bắt buộc: là số tiền mà NHNN yêu cầu các NHTM phải duy trì trên tài khoản tiền gửi của mình tại NHNN theo quy định của NHNN nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tính theo công thức sau:

Tiền DTBB trong kỳ duy trì DTBB =

Số tiền gửi huy động bình quân ngày kỳ xác định DTBB

x Tỷ lệ DTBB

Số tiền gửi huy động bình quân ngày kỳ xác định DTBB =

Tổng số dư tiền gửi trong kỳ Tổng số ngày trong kỳ

Nếu dự trữ thực tế nhỏ hơn DTBB, NHTM đã vi phạm quy định DTBB

của NHNN. Nếu dự trữ thực tế lớn hơn DTBB, NHTM không được hưởng lãi trên số tiền dư thừa, như vậy đồng nghĩa với việc NHTM chưa sử dụng có hiệu

quả nguồn vốn, gây lãng phí làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Do đó, việc kiểm

soát hạn mức tồn quỹ cũng như tiền gửi tại NHNN luôn luôn được các NHTM thực hiện thường xuyên và chặt chẽ.

- Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay của NHTM khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán. Để đánh giá khả năng thanh toán của NHTM, nhà phân tích tính toán các tài sản có động bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại

NHNN (trừ số dư tiền DTBB), ngoài ra còn tính đến tiền gửi không kì hạn tại

TCTD khác, các giấy tờ có giá có khả năng chuyển hóa ngay thành tiền. Đây

là cơ sở để tính toán hệ số khả năng chi trả của NHTM (sẽ được phân tích kĩ

hơn ở phần phân tích rủi ro)

1.3.4.2 Phân tích hoạt động tín dụng

NHTM, thì hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chính bên tài sản có. TheoLuật tổ chức tín dụng 1997, hoạt động tín dụng bao gồm cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính... Trong cơ cấu tài sản của NHTM, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là khi khách hàng không có khả năng thanh toán nợ

gốc và lãi, nhưng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng thì xuất phát từ nhiều nhân tố: do nền kinh tế, do cán bộ tín dụng, khách hàng...Do đó, việc phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM là rất cần thiết, thể hiện qua các nội dung sau:

- Phân tích quy mô (số tuyệt đối và tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản có),

tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tín dụng (phân loại theo kì hạn, theo ngành nghề,

theo loại tiền, theo loại hình kinh tế, theo khu vực địa lý...)

- Phân tích chất lượng tín dụng (hay rủi ro tín dụng) qua các chỉ tiêu:

+ Phân tích nợ quá hạn: việc phân loại nợ được thực hiện theo Quyết

định số 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng

của TCTD. Như vậy, bên cạnh việc phân loại nợ theo chỉ tiêu định lượng (căn cứ vào thời gian quá hạn), các NHTM còn căn cứ vào chỉ tiêu định tính (theo

hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng bởi các NHTM). Theo đó,

các NHTM thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (Nợ cần chú ý), nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ),

nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).

Khi phân tích nợ quá hạn, nhà phân tích cần chú ý đến phân tích tỷ

trọng các nhóm nợ so với tổng dư nợ, so sánh nợ quá hạn theo ngành nghề cho

vay, thành phần kinh tế cho vay. Ngoài ra, nhà phân tích đánh giá chất lượng

tín dụng qua các chỉ tiêu:

++ Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ.

++ Tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5)

+ Đánh giá sự tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN của NHTM thông qua các chỉ tiêu như:

++ Giới hạn tín dụng đối với khách hàng theo QĐ 457: Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15%

vốn tự có của tổ chức tín dụng; tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của

TCTD...

++ Giới hạn cho vay chứng khoán theo Quyết định Số 03/2008/QĐ- NHNN ngày 1/2/2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy

tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán: Điều 4 quy định: “Các khoản

cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán thuộc nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro là 250%; Tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% (hai mươi phần trăm) vốn điều lệ của tổ chức tín dụng”

+ Trích lập dự phòng rủi ro: Theo QĐ 493, dự phòng rủi ro là khoản

tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể (là khoản tiền trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các nhóm nợ và theo tỷ lệ cụ thể từng nhóm nợ) và dự phòng chung (là khoản tiền trích lập để dự phòng cho những rủi ro chưa xác định). Việc phân tích dự phòng rủi ro được thực hiện thông qua các chỉ tiêu như

++ Quy mô, tốc độ tăng trưởng quỹ dự phòng rủi ro, tình hình trích lập

và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản nợ không có khả năng thanh toán...

++ Tỷ lệ dự phòng rủi ro/Dư nợ cho vay bình quân

++ Tỷ lệ (Thu nhập lãi ròng-Dự phòng rủi ro tín dụng)/Tổng tài sản có:

thể hiện mức độ sinh lời của tài sản có từ lãi đã được điều chỉnh theo rủi ro tín

dụng.

1.3.4.3 Phân tích hoạt động đầu tư

Sau tín dụng, đầu tư là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tài sản có. Tuy không phải là nghiệp vụ chính của NHTM, nhưng đầu tư là một kênh lợi nhuận thứ hai mà các NHTM hướng đến, và cũng nhằm phân tán rủi

ro tránh đầu tư toàn bộ “trứng vào một giỏ tín dụng”. Không chỉ nhằm mục

đích lợi nhuận, đầu tư còn có mục đích dài hạn hơn là thực hiện các chiến lược

phát triển dài hạn của NHTM.

Hoạt động đầu tư của NHTM bao gồm đầu tư vào chứng khoán (chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn); đầu tư mua sắm tài sản cố định; đầu tư góp vốn mua cổ phần (đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn

khác).

Hoạt động đầu tư có thể chia làm 3 nhóm: đầu tư vào chứng khoán an toàn nhưng khả năng sinh lời thấp như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu, trái phiếu công ty...; đầu tư vào chứng khoán có khả năng có khả năng sinh lời cao nhưng hàm chứa nhiều rủi ro mạo hiểm như cổ phiếu công ty; đầu tư nhằm thực hiện các chiến lược phát triển dài hạn như đầu tư vào công ty con, mua sắm tài sản cố định...

Khi phân tích hoạt động đầu tư của NHTM, nhà phân tích cần chú ý các

chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản

- Tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định phải đảm bảo quy định của NHNN là

không quá 50% vốn tự có cấp 1

- Tỷ lệ đầu tư góp vốn mua cổ phần dài hạn của NHTM không vượt quá

40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

- Phân tích tỷ trọng đầu tư theo phân loại 3 nhóm như trên để đánh giá

mục tiêu theo đuổi của các nhà quản trị (an toàn hay lợi nhuận), từ đó đánh

giá mức độ rủi ro cũng như hiệu quả đầu tư của NHTM.

- Phân tích dự phòng giảm giá chứng khoán: dự phòng giảm giá chứng

khoán là khoản dự phòng được trích lập khi các chứng khoán nắm giữ có sự sụt giảm về giá trị so với thị trường và được tính bằng giá thị trường tại thời

điểm trích lập và giá trị trên sổ sách của loại chứng khoán đó. Dự phòng giảm

giá chứng khoán nếu được trích lập đủ sẽ thể hiện được một khoản lỗ mà

NHTM sẽ phải chịu nếu bán chứng khoán đó theo giá trị hiện tại của thị

khoán bị mất giá.

1.3.4.4 Phân tích hoạt động liên ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động liên ngân hàng bao gồm các hoạt động cho vay, gửi tiền tại các NHTM khác (bên tài sản có), hoặc đi vay, nhận gửi tiền từ các NHTM

khác (bên tài sản nợ). Trước đây khi thị trường liên ngân hàng chưa phát triển,

các NHTM cũng ít phát triển nghiệp vụ này. Ngày này, với sự hỗ trợ của khoa

học công nghệ, các NH liên hệ với nhau qua đường truyền nên các giao dịch được thực hiện tức thì và thông tin được cập nhật liên tục trong ngày, do đó, thị trường liên ngân hàng hoạt động sôi động và mang tính cạnh tranh hơn. Một NHTM thừa vốn đều có thể thông qua thị trường liên ngân hàng để gửi

tiền hoặc cho vay qua đêm với lãi suất cao. Hoặc khi gặp khó khăn về vấn đề

thanh khoản, thông qua thị trường liên ngân hàng, các NHTM có thể vay “nóng” trực tiếp từ các ngân hàng khác một cách nhanh chóng. Như vậy, trong điều kiện bình thường, hoạt động liên ngân hàng thực hiện chức năng vốn có là thiết lập quan hệ vay gửi giữa các NH khác để mở rộng quan hệ đại lý, giúp

cho việc thanh toán của khách hàng được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi thị trường thuận lợi hay khó khăn

NHTM có thể tận dụng kênh đầu tư này để tăng lợi nhuận hoặc giải quyết vấn

đề khó khăn về thanh khoản. Do đó, phân tích hoạt động liên ngân hàng cần tập trung phân tích quy mô, tỷ trọng của hoạt động liên ngân hàng so với tổng tài sản để biết xem NHTM có dành nhiều vốn vào kênh sinh lời này không.

Đồng thời phân tích tình hình thị trường để biết được hiệu quả sử dụng vốn của NHTM cũng như mức độ khó khăn về thanh khoản của NH.

Kinh doanh ngoại tệ cũng là một nghiệp vụ chính của NHTM. Kinh doanh ngoại tệ của các NHTM bao gồm các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay (spot), giao dịch kì hạn (Forward), giao dịch hoán đổi (Swap), giao dịch

quyền chọn (Options) giao dịch tương lai (Futures). Hiện nay các NHTM VN

chủ yếu thực hiện hoạt động giao ngay, kì hạn, quyền chọn và hoán đổi. Nghiệp vụ Futures gần như chưa có ngân hàng nào thực hiện. Phân tích nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nhà phân tích thường phân tích về doanh số mua bán

từng ngoại tệ trong kì

Bên cạnh các nghiệp vụ kinh doanh chính, hoạt động kinh doanh của

NHTM còn gắn liền với các nghiệp vụ ngoại bảng khác như bảo lãnh, mở thư tín dụng... Các hoạt động này là những cam kết mà NHTM đưa ra về việc thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng trong tương lai. Trong trường hợp khách

hàng không thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng kinh tế thì NHTM là người

đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện cam kết đó. Do đó, mặc dù đây là một hoạt

động chưa phát sinh dòng tiền thực tế nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai. Khi khách hàng không thực hiện cam kết thì rủi ro hoàn toàn thuộc về NHTM. Việc phân tích các hoạt động ngoại bảng là hết sức cần thiết để

đánh giá được quy mô và mức độ rủi ro mà NHTM có thể gặp phải.

1.3.4.6 Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản có

Trong hoạt động của NHTM, nguồn vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau. Do đó sự cân đối cũng như phân tích mối quan hệ giữa

nguồn vốn và sử dụng vốn là một bài toán kinh doanh đối với các nhà quản trị.

Mối quan hệ đó được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Sự cân bằng giữa nguồn vốn huy động và cho vay:

+ Nguồn vốn huy động (sau khi trừ dự trữ bắt buộc, tồn quỹ tiền mặt) # cho vay

+ Tỷ lệ tín dụng khách hàng/tiền gửi khách hàng: thể hiện khả năng cho

vay của một đồng vốn huy động được. Tỷ lệ này đạt khoàng 75% là tương đối tốt, và còn tùy thuộc vào tình hình huy động vốn và cho vay từng thời kỳ.

+ Tỷ lệ giữa tín dụng dài hạn/vốn huy động dài hạn đạt 100%, nhằm đảm bảo sự cân đối đầu vào đầu ra và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

- Nguồn vốn để mua sắm tài sản cố định và góp vốn đầu tư dài hạn là từ

vốn tự có và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, xét các tỷ lệ:

+ Số dư tài sản cố định ≤ 50% Vốn tự có cấp 1

+ Góp vốn đầu tư dài hạn ≤ 40% Vốn tự có cấp 1 - Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn

+ Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn không quá 40% nguồn vốn ngắn hạn.

1.3.5 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, khả năng sinh lời

Mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu hướng đến cuối cùng của bất kì

doanh nghiệp nào. NHTM là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, và hiệu quả

kinh doanh cũng được đo lường thông qua lợi nhuận mà ngân hàng đó kiếm được. Phân tích tình hình thu nhập chi phí có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Thông qua đó, NHTM đánh giá được hoạt động

kinh doanh nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất, hoạt động nào chưa hiệu quả,

đồng thời kiểm soát chặt chẽ chi phí trong kỳ.

Phân tích thu nhập, chi phí, khả năng sinh lời của NHTM bao gồm các nội dung sau:

- Phân tích quy mô, tăng trưởng thu nhập, chi phí trong kỳ; tỷ trọng lợi

nhuận từ hoạt động tín dụng, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối trong tổng lợi nhuận; tỷ trọng chi phí hoạt động trong tổng lợi nhuận...

- Phân tích lãi suất huy động bình quân, lãi suất cho vay bình quân Lãi suất huy động

bình quân =

Chi trả lãi huy động trong kỳ Huy động vốn bình quân trong kỳ Lãi suất cho vay

bình quân =

Thu lãi cho vay trong kỳ

Dư nợ bình quân trong kỳ

Chênh lệch dương giữa lãi suất cho vay bình quân trừ (-) lãi suất huy

động bình quân thể hiện hiệu quả sinh lời của một đồng vốn huy động được

khi đem cho vay.

- Một số chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của NHTM: + Khả năng sinh lời của tài sản: ROA

ROA =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản có bình quân

đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Mô hình tài chính Dupont là một trong các mô hình thường được vận

dụng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản có NHTM trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra. Yếu tố đầu vào là tài sản có

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI cổ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)