Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 88)

4. 5.3 Ước lượng mô hình hồi quy

5.3.2.2 Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

♦ Các giải pháp có tính đột phá trong ngắn hạn

- Tập trung vốn ưu đãi (từ các nguồn vốn khuyến công và vốn lồng ghép vào các chương trình mục tiêu khác, nguồn vốn huy động từ các chính sách liên quan) vào các

đối tượng doanh nghiệp đang phát triển hiệu quả công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn trong lĩnh vực phụ liệu dệt - may - giày - da, chi tiết nhựa phục vụ cơ khí, bao bì kết hợp in, cơ khí chế tạo máy công cụ và máy nông nghiệp nhằm mục tiêu liên kết sản xuất, hỗ trợ công nghệ và cải tiến thiết bị, cải thiện điều kiện quản lý, hỗ trợ xử lý môi trường, xúc tiến thị trường đầu vào và đầu ra… nhằm cùng sản xuất các linh phụ kiện hướng đến sản phẩm cuối cùng (sản phẩm may mặc, giày da, máy công cụ, máy nông

nghiệp…) có hiệu quả nhất và tạo dựng thương hiệu trên thị trường.

- Chuẩn bị trước nguồn nhân lực thông qua việc đào tạo cơ bản, đào tạo thích nghi và có những hỗ trợ cho lao động nâng cao trình độ: xem xét việc nâng định mức (học phí và % hỗ trợ) và nới rộng điều kiện hỗ trợ (thời gian hoàn vốn vay) đối với đào tạo lao động chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Chuẩn bị các khu chuyên công nghiệp hỗ trợ và thu hút đầu tư.

- Kiến nghị ban hành thêm các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp, bổ sung mặt hàng công nghiệp hỗ trợ và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quả các chính sách hỗ trợ này.

♦ Giải pháp về tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tư, thỏa thuận địa điểm cấp đất, đền bù giải tỏa, cấp giấy phép xây dựng.

- Xác định các khu, cụm chuyên công nghiệp hỗ trợ; một mặt tiếp tục kiến nghị trung ương ban hành các chính sách riêng biệt cho các khu, cụm hoặc phân khu chuyên công nghiệp hỗtrợ; mặt khác nghiên cứu vận dụng các chính sách trong phạm vi luật định để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hoặc thuê đất sản xuất kinh doanh.

76

- Triển khai hệ thống chính sách ưu đãi doanh nghiệp nhỏ và vừa; cần quan tâm các biện pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp lớn có nhu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các mặt hàng sản xuất đặc thù, thế mạnh như cơ khí, nhựa, bao bì - in và in.

- Tạo điều kiện phát triển các khu dân cư, các khu thương mại, vui chơi giải trí và các dịch vụ dân sinh khác cho các chủ đầu tư và chuyên gia.

- Nâng cao hiệu suất hoạt động của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư cấp tỉnh trên định hướng xúc tiến đầu tư toàn diện công thương nghiệp.

- Tạo thuận lợi về đất đai, nhân lực cho nhà đầu tư.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và tiềm lực tài chính Quỹ khuyến công, Quỹ xúc tiến đầu tư.

- Thúc đẩy các ngành thực hiện nhanh và dứt điểm các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, khu, cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch được duyệt, đúng phân cấp đầu tư.

- Khuyến khích và hỗtrợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, tìm cơ hội liên doanh liên kết hợp tác. Tham quan, học tập mô hình, kinh nghiệm của các tỉnh, thành,tìm cơ hội liên kết phát triển.

♦ Giải pháp khoa học công nghệ

- Xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển khoa học - công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, xây dựng danh mục và triển khai thực hiện các chương trình phát triển khoa học - công nghệ đối với công nghiệp hỗ trợ; xúc tiến việc hình thành vườn ươm khoa học - công nghệ và các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ theo tiêu chí sạch và

xanh.

- Tổ chức, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

- Hỗ trợ, khuyến khích hình thành các doanh nghiệp khoa học - công nghệ chuyên về tư vấn, thẩm định, cải tiến, ứng dụng thích nghi công nghệ, kết hợp với các dịch vụ công trong các lĩnh vực hành chính và kỹ thuật; phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

- Tăng cường thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ như tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, phân tích - kiểm định, sở hữu công nghệ, sở

77

hữu trí tuệ, thông tin khoa học công nghệ. Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa ISO, HACCP, GMP,

SA… cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tăng cường mối liên hệ với các cơ quan khoa học, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) của công ty mẹ; hỗ trợ việc thành lập bộ phận R&D trong đó có các đề tài, dự án về các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Thực hiện giới thiệu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất trong nước trên các chợ giao dịch công nghệ.

♦ Giải pháp về cơ sở hạ tầng

- Kiến nghị trung ương đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải như các tuyến quốc lộ, đường cao tốc, đặc biệt là tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh kết nối Long An với các tỉnh phía Bắc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tăng cường thu hút và đầu tư tuyến Long Hậu - Tân Tập, cảng Long An, cảng Phước Đông. Phát triển mạnh lĩnh vực logistics tạicác huyện Cần Giuộc và Bến Lức.

- Tập trung xây dựng một số khu, cụm (hoặc phân khu) chuyên công nghiệp hỗ trợ có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, bao gồm 3 khu công nghiệp với tổng diện tích trong khoảng 2.000 ha.

- Xây dựng quy hoạch và kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực khu dân cư, khu thương mại, khu vui chơi giải trí chuyên đề.

♦ Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

- Các cơ sở dạy nghề nghiên cứu cải thiện giáo trình hoặc tăng thêm các chuyên đề về các ngành thiết kế, sử dụng máy công cụ, chế tạo máy, luyện kim, tạo khuôn, điều khiển tự động, điện tử - tin học. Đảm bảo thường xuyên trao đổi thông tin và liên

kết giữa các doanh nghiệp với sở, ngành và cơ quan, tổ chức liên quan, các trường nghề nhằm đổi mới công nghệ và phát triển hệ thống đào tạo theo công việc với đặt hàng của các doanh nghiệp.

- Vận dụng nguồn nhân lực trong tỉnh và thu hút nguồn nhân lực ngoài tỉnh, chủ yếu từ Thành phố Hồ Chí Minh; Mở hoặc liên kết đào tạo một số chuyên ngành kỹ thuật có liên quan tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

- Khuyến khích và đề xuất nhà nước ban hành các chính sách đối với các doanh nghiệp FDI tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực.

78

- Xem xét việc nâng định mức và nới rộng điều kiện hỗ trợ đối với đào tạo lao động chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Khuyến khích phát triển tài năng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có, tạo điều kiện thường xuyên bổ sung, bồi dưỡng những kiến thức mới, nâng cao thêm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Xây dựng và triển khai thực tế có hiệu quả các đề tài nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ với sự phối hợp tham gia giữa các Viện, trường, doanh nghiệp (trong nước và FDI) làm nền tảng để đào tạo trên công việc cho các lao động của các doanh nghiệp cùng tham gia vào đề tài.

- Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả chương trình khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề ngắn hạn theo yêu cầu doanh nghiệp.

♦ Giải pháp về liên kết doanh nghiệp

- Kết nối các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (công ty mẹ và các doanh nghiệp vệ tinh) với các doanh nghiệp trong nước (đặc biệt tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai); tư vấn hỗ trợ trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước.

- Điều tra, khảo sát, thiết lập mối quan hệ và xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn với các đối tác chiến lược, các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong và ngoài

nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và website về danh mục các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện, các sản phẩm hỗ trợ, danh mục các sản phẩm hỗ trợ cần ưu tiên phát triển, các nhu cầu hợp tác - liên kết, các ưu đãi, hỗ trợ trung dài hạn.

- Củng cố và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức Chính

phủ và phi Chính phủ làm đầu mối liên kết doanh nghiệp.

- Thường xuyên tổ chức và nâng cao tính chuyên nghiệp của các hội chợ, chợ công nghệ, triển lãm và các hội thảo chuyên đề phát triển công nghiệp hỗ trợ cho từng lĩnh vực sản phẩm riêng biệt.

♦ Giải pháp về nguyên liệu

- Liên kết các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện có trên địa bàn nhằm xây dựng hệ thống liên kết sản xuất và cung ứng nguyên liệu trong chuỗi sản xuất với giá thành tối ưu.

79

- Liên kết gia công với các công ty mẹ, tập đoàn trong hệ thống công nghiệp hỗ trợ nhằm có được nguyên liệu với mức giá và độ ổn định tốt nhất.

♦ Giải pháp về tài chính

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển.

- Tăng cường tiềm lực quỹ khuyến công, quỹ phát triển khoa học - công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nghiên cứu và phát triển phương thức thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ để nâng cao khả năng phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

- Tranh thủ nguồn vốn ODA để hỗ trợ đào tạo lao động, xây dựng thể chế pháp lý, các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nhỏ và vừa, chương trình hợp tác với các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 88)