Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 32)

2. 6.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế

2.7.2.3 Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow

Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình thuyết minh về cơ chế tăng trưởng kinh tế do Robert Solow và Trevor Swan xây dựng, rồi được các học giả kinh tế khác bổ sung; Mô hình này còn gọi là mô hình tăng trưởng tân cổ điển vì một số giả thiết của mô hình dựa theo lý luận của kinh tế học cổ điển. Các nhà kinh tế giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nói lên mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của yếu tố đầu vào là vốn (K), lao động (L), tài nguyên (R) và khoa học kỹ thuật (T).

Y= f (K,L,R,T...)

Trong đó: Y: đầu ra (GDP); K: vốn sản xuất; L: số lượng lao động; R: nguồn tài nguyên thiên nhiên; T: khoa học kỹ thuật.

Theo trường phái này, có thể có nhiều yếu tố khác tham gia vào quá trình sản xuất ngoài các yếu tố nêu trong hàm sản xuất. Họ cho rằng, mỗi nhân tố đều có vai trò nhất định đối với tăng trưởng sản xuất và giữa chúng có quan hệ lẫn nhau. Trong đó, tư bản được quan tâm nhất bởi vì nó đi liền với tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Lao động được coi là nguồn vốn ban đầu thiết yếu nhất của tăng trưởng (Đỗ Phú Trần Tình, 2012). Mô hình Solow đã chứng minh rằng: nếu nền kinh tế nằm ở trạng thái ổn định thì nó sẽ đứng nguyên tại đó, và nếu nền kinh tế chưa nằm tại trạng thái ổn định, thì nó sẽ có xu hướng tiến về đó. Do vậy, trạng thái ổn định chính là cân bằng dài hạn của nền kinh tế.

20

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 32)