2 .8.1 Đầu tư làm tăng tổng cầu
2.8.2 Đầu tư làm tăng tổng cung
Đầu tư tác động đến tổng cung (AS) theo hai cách trực tiếp và gián tiếp (Lê Bảo Lâm, 2010). Điều này thể hiện qua hàm sản xuất:
23
Hàm sản xuất biểu thị sản lượng tối đa có thể được khi sử dụng những lượng đầu vào nhất định. Do đó, khi có một yếu tố đầu vào tăng lên thì sản lượng tính theo hàm sản xuất sẽ tăng.
Theo lập luận này ta thấy, do tổng cung là một hàm số của vốn sản xuất (K) nên khi kết quả đầu tư được đưa vào vận hành sẽ làm tăng vốn sản xuất và tổng cung AS sẽ tăng theo. Đây là cách thức tác động trực tiếp của đầu tư tới tổng cung.
Mặt khác, hoạt động đầu tư sẽ tác động đến các nguồn lực khác như: lao động (L), tài nguyên thiên nhiên (R), trình độ khoa học công nghệ (T). Khi các yếu tố đầu vào này tăng lên thì tổng cung AS cũng tăng do AS là một hàm số của các biến số L, R, T. Đây là cách thức tác động gián tiếp của đầu tư tới tổng cung.
Như vậy, dù là trực tiếp hay gián tiếp thì đầu tư của khu vực, đặc biệt là khu vực tư nhân cũng đều làm tăng tổng cung.
Đường tổng cung AS dịch chuyển sang AS’ làm tăng hơn nữa mức sản lượng của nền kinh tế từ YR2R lên YR3R (Hình.2.1b).
Hình 2.1:Tác động của đầu tư đến tăng trưởng
Nguồn: Lê Bảo Lâm (2010)
Tóm lại, đầu tư tác động đến tổng cầu và tổng cung, do đó tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tác động của đầu tư, đối với nền kinh tế không chỉ dừng lại ở sự gia tăng về lượng mà còn tạo ra sự biến đổi về chất, tức là đầu tư góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội.
P P2 P1 AD’ AS AS’ Y1 Y2 Y AS AD’ AD P P2 P3 Y2 Y3 Y (a) (b)
24
Khi quy mô đầu tư thay đổi cũng sẽ có tác động trực tiếp đến quy mô tổng cầu;
Tuy nhiên, tác động của đầu tư đến tổng cầu là ngắn hạn; Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng kéo theo sự gia tăng của sản lượng
và giá cả các yếu tố đầu vào; Trong dài hạn khi các thành quảcủa đầu tư đã được huy động và phát huy tác dụng, năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ gia tăng thì tổng cung cũng sẽ tăng lên. Khi đó sản lượng tiềm năng sẽ tăng và đạt mức cân bằng trong khi giá cả sản phẩm sẽ có xu hướng đi xuống. Sản lượng tăng trong khi giá cả giảm sẽ kích thích tiêu dùng và hoạt động sản xuất cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho nền kinh tế.