2. 6.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế
2.7.2.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod-Domar
Hai nhà kinh tế học Roy Harrod và Evsey Domar đã đưa ra mối quan hệ hàm số giữa vốn sản xuất K và sản lượng Y, hàm này được gọi là mô hình Harrod - Domar.
Theo mô hình này, năng suất của bất kỳ một thực thể kinh tế nào, cho dù đó là một doanh nghiệp, một nền kinh tế, hay toàn bộ nền kinh tế, đều phụ thuộc vào số lượng vốn đã đầu tư vàothực thể kinh tế đó và được biểu diễn dưới dạng:
Nếu gọi đầu ra là Y, tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra là g:
s g
k
=
Nếu gọi S là mức tích lũy của nền kinh tế thì tỷ lệ tích lũy (s) trong đầu tư sẽ là:
St s
Y
=
Vì tiết kiệm là nguồn đầu tư của đầu tư, nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (St = It), do đó cũng có thể viết:
It s
Y
=
Mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất, nên It = Kt. Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn và sản lượng (còn gọi là hệ số ICOR), ta có:
Kt k Y = hoặc k It Y = Vì . : . Y It Y It It Y = It Y = Y Y
18 Do đó chúng ta có: s g k =
Ở đây k được gọi là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra); Hệ số này cho biết là đểGDP tăng thêm một đơn vị thì cần phải đầu tư hết bao nhiêu đơn vị.
Từ mô hình Harrod - Domar, Kasliwal (1995); (Hồ Đức Hùng, 2005) đã đưa ra công thức tăng trưởng như sau:
Tốc độ tăng trưởng= Lượng đầu tư x Hiệu quả đầu tư.
Lượng đầu tư được tính bằng tỷ lệ đầu tư trên GDP và hiệu quả đầu tư là tỷ lệ nghịch của hệ số ICOR. I I GDP i ICOR GDP GDP g GDP = = =
Trong đó, I đầu tư và GDP là tổng sản phẩm quốc nội. Công thức này cho thấy mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với tỷ lệ đầu tư so với GDP giống nhau, địa phương nào có hệ số ICOR thấp hơn thì sẽ tạo ra một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Do đó, người ta thường sử dụng hệ số này để so sánh sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa các vùng hoặc các nước khác nhau.
Như vậy, hệ số ICOR càng thấp chứng tỏ đầu tư càng hiệu quả; Hệ số này thấp hơn có nghĩa là cần một tỷ lệ đầu tư trong GDP thấp hơn để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, theo quy luật về lợi tức biên giảm dần, khi nền kinh tế càng phát triển, tức là GDP bình quân đầu người tăng, thì hệ số ICOR sẽ gia tăng, lúc này tiền lương gia tăng cao và nền kinh tế mang tính thâm dụng vốn; nền kinh tế cần một tỷ lệ đầu tư trong GDP cao hơn để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng. Tức là theo mô hình này, để tăng trưởng kinh tế thì phải tăng tỷ lệ tiết kiệm (đầu tư) và giảm hệ số ICOR (tăng hiệu quả sử dụng vốn) (Hồ Đức Hùng, 2005).
Vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm hay tỷ lệ đầu tư; hoặc hệ số ICOR; hoặc phụ thuộc vào cả hai yếu tố trên. Nói cách khác tăng trưởng GDP có quan hệ dương với tỷ lệ đầu tư và quan hệ nghịch với ICOR.
Tuy vậy, trong thực tế thì tăng trưởng kinh tế có thể xảy ra không phải vì lý do tăng đầu tư, hoặc ngược lại nếu đầu tư không có hiệu quả vẫn có thể dẫn đến không có
19
sự tăng trưởng. Cũng theo các nhà kinh tế, kể cả trong trường hợp đầu tư có hiệu quả thì sự tăng tỷ lệ tiết kiệm cũng chỉ có thể tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế ngắn hạn chứ không thể đạt trong dài hạn; Từ những lập luận này và dựa trên tư tưởng lý thuyết của trường phái tân cổ điển, Robert Solow xây dựng mô hình tăng trưởng mới, còn gọi là mô hình tăng trưởng Solow. Nếu như mô hình của Harrod-Domar chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất thông qua tiết kiệm và đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, thì mô hình
Solow đã đưa nhân tố lao động (L) và tiến bộ kỹ thuật (T) vào phương trình tăng trưởng và theo Solow, tiến bộ kỹ thuật là yếu tố quyết định đến tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn (Đỗ Phú Trần Tình, 2012).