2 .8.1 Đầu tư làm tăng tổng cầu
3.3.3 mở thương mại và tăng trưởng kinh tế
Độ mở thương mại của nền kinh tế được đo bằng tỉ lệ giữa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP. Nền kinh tế mở nối kết với thị trường thế giới theo hai cách: thị trường hàng hoá và thị trường tài chính được biểu hiện cụ thể qua xuất khẩu ròng (phần chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu) và đầu tư nước ngoài ròng (phần chênh lệch giữa lượng tài sản nước ngoài do dân cư trong nước mua và lượng tài sản trong nước do người nước ngoài mua).
Độ mở thương mại ảnh hưởng quan trọng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế; Trong đó đặc biệt chú trọng đến mức xuất khẩu, vì xuất khẩu của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các nước đang phát triển. Zhang và Zou (1998) coi độ mở của nền kinh tế như là một yếu tố quyết định tăng trưởng của các quốc gia, xuất khẩu nhiều hơn dẫn đến hiệu quả phân bổ nguồn lực có hiệu quả hơn thông qua sự cạnh tranh trên thị trường thế giới, trong khi nhập khẩu là phương tiện để nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các nền kinh tế phát triển.
Trong đề tài này kỳ vọng có mối quan hệ dương giữa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu (độ mở thương mại của nền kinh tế) đối với tăng trưởng GDP tại Việt
33
Nam. Vì vậy, giả thuyết đặt ra đối với biến ngoại sinh này là:
Độmởthươngmạicủanềnkinhtếtác độngtíchcựcđếntăngtrưởngkinhtế.
Ngoài các yếu tố trên, trong mô hình nghiên cứu: vốn đầu tư xã hội và lực lượng lao động cũng được coi là những nhân tố có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Tóm lại: kỳ vọng tác động của các biến giải thích đối với biến phụ thuộc trong
mô hình và mối quan hệ giữa các biến được mô tả trong sơ đồ dưới đây:
Biếnđộclập Biếnphụthuộc Dấukỳvọng
- Vốn đầu tư xã hội
Y
+
- Lực lượng lao động +
- Chi trung ương; Chi đầu tư địa phương; Chi
thường xuyên địa phương +
- Tỷ lệ lạm phát +
- Độ mở thương mại +