2 .8.1 Đầu tư làm tăng tổng cầu
4.1.3 Năng suất lao động của tỉnh Long An
Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh được yếu tố chất lượng người lao động, đây là yếu tố cốt lõi của sự phát triển và được xem là bản chất của nền kinh tế; thông qua năng suấtlao động các nhà quản lý có chính sách hợp
lý để cải thiện, nâng cao năng suất lao động góp phần tăng trưởng kinh tế. Nhận thức tầm quan trọng vai trò của năng suất lao động trong sự nghiệp phát triển kinh tế, ngày 31/12/2014 UBND tỉnh Long An chính thức ban hành Quyết định số 63/2014/QĐ-
UBND thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Long An.
43
Bảng 4.2: Năng suất lao động tỉnh Long Angiai đoạn 1995-2014
Năm GDP thực Số lượng lao động Năng suất lao động (Tỷ đồng) (1000 người) (triệu đồng/người/năm)
1995 3.307,31 632,49 5,23
1996-2000 5.139,93 645,09 7,97
2001-2005 8.637,77 728,87 11,85
2006-2010 23.575,54 809,32 29,13
2011-2014 55.697,83 852,11 65,36
Nguồn: Niên giám thống kê các năm, Cục Thống kê Long An và tính toán của tác giả. Qua số liệu thống kê chúng ta thấy năng suất lao động trên địa bản tỉnh Long An
đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh và được cải thiện qua các thời kỳ; Cụ thể giai đoạn 1996-2000, năng suất lao động bình quân một người trực tiếp tham
gia sản xuấttạo ra của cải xã hội là 7,97 triệu đồng/người/năm, phần lớn năng suất lao
động giai đoạn này được tạo ra từ khu vực 1, do lao động giản đơn đóng góp là chính;
bước sang giai đoạn 2000-2005 nhờ tiếp cận ứngdụng khoa học - công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất đã góp phần làm cho năng suất lao độngcủa tỉnh được cải thiện vượt bậc đạt mức 11,85 triệu đồng/người/năm, tăng hơn giai đoạn trước 3,88 triệu đồng/người/năm; bước sang giai đoạn 2006-2010 năng suất lao động trên địa bàn tỉnh
Long An cải thiện đáng kể và tăng vượt lên mức 29,13 triệu đồng/người/năm và tăng hơn giai đoạn trước là 17,28 triệu đồng/người/năm; tiếp tục trên đà phát triển sang giai
đoạn 2011-2014 năng suất lao động bình quân trên đầu người tiếp tục tăng vượt lên con số 65,36 triệu đồng/người/năm, điều này cho thấy năng suất lao động tỉnh Long An được cải thiệnqua các thời kỳvà nâng dần chất lượng trong sản xuất.
Năng suất lao động khu vực 1: Cơ cấu cây trồng - vật nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng khai thác tốt tiềm năng và lợi thế từng vùng sinh thái. Lúa vẫn là cây trồng chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành với sản lượng bình quân 2,75 triệu tấn/năm (chỉ tiêu 2,1 triệu tấn), vượt 650.000 tấn. Sản xuất ngày càng đi vào chiều sâu về hiệu quả, chất lượng; hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Trong sản xuất lúa, tỷ trọng lúa chất lượng cao ngày càng tăng. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa diễn ra mạnh mẽ, có trên 4.000 ha đất lúa chuyển sang trồng
44
thanh long, chanh, bắp, mè,... đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong sản xuất thủy sản đã có sự chuyển dịch đối tượng nuôi từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng, tuy giá trị thấp hơn nhưng sản lượng tôm tăng và bước đầu cho thấy hiệu quả ổn định.Ngoài ra, tỉnh Long An tập trung công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng rộng quy trình trồng lúa thâm canh “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, xây dựng mô hình “trồng lúa sinh thái” kết hợp với nhiệm vụ tham gia xây dựng các vùng trồng lúa chất lượng cao theo mô hình “cánh đồng lớn”; cải tiến quy trình canh tác áp dụng các biện pháp quản lý sản xuất theo quy trình GAP (Good Agriculture Production) và ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ sinh học trên các loại cây trồng khác như đậu phộng, mía, bắp, dưa hấu, các loại rau… ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao trong trồng rau thủy canh, thực hiện mô hình san bằng mặt ruộng bằng tia lazer, xây dựng mô hình cánh đồng sản xuất lúa chất lượng Nàng thơm chợ Đào... từng bước góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.
Năng suất lao động khu vực 2: Tăng trưởng cao là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh và thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển; Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp vẫn được chú trọng đầu tư, thu hút đầu tư từng bước phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp; quy mô công nghiệp phát triển; doanh nghiệp trong nước từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế với qui mô khá, áp dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa dần các lĩnh vực sản xuất, tạo thế phát triển ổn định; cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí -
điện - điện tử tăng dần tỷ trọng, giảm dần những ngành công nghiệp thâm dụng lao động, gia công và các ngành côngnghiệp gây nguy hại môi trường, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của tỉnh ngày càng được củng cố, nâng cao.
Năng suất lao động khu vực 3:Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 22%/năm. Hoạt động thương mại - dịch vụ từng bước phát triển ổn định, đa dạng hóa các loại thị trường; thương mại nông thôn được chú trọng phát triển. Xuất nhập khẩu duy trì mức tăng trưởng khá
cao, khoảng 20%/năm. Số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càng tăng. Mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và đang có xu hướng dịch chuyển dần từ nhóm
45
hàng nông sản sang nhóm hàng công nghiệp. Việc xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn mạnh, góp phần tích cực tiêu thụ lúa, gạo hàng hóa trong dân, nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo qua nhiều mô hình liên kết, hợp tác, bao tiêu, xây dựng cánh đồng lớn theo chủ trương của Chính phủ.
Bên cạch những kết quả đạt được, năng suất lao động cả 3 khu vực trên địa bàn tỉnh Long An còn gặp một số hạn chế cần được cải thiện.
- Hạn chế:
Khu vực I: Nông nghiệp sản xuất còn phân tán theo hộ, chưa hình thành hoặc chưa phát triển các loại hình liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ - kinh doanh nông
sản phẩm, dẫn đến các mặt hàng đặc sản trên địa bàn tỉnh khó cạnh tranh trong bối cảnh giá trần bị khống chế bởi các yếu tố vĩ mô hoặc chưa phân định giá và phẩm cấp thương mại theo quá trình tiêu chuẩn hóa nuôi trồng như thanh long, bò sữa, rau màu, thủy sản; Về lao động khu vực này đang đối mặt với sự thiếu hụt lực lượng lao động
do chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Ngoài ra, khu vực I còn phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết, biến đổi khí hậu khó lường đối với sản xuất nông nghiệp.
Khu vực II: Quy mô doanh nghiệp công nghiệp còn nhỏ, ngành nghề đa dạng nhưng phân tán và chưa liên kết thành chuỗi phát triển công nghiệp; Một số khu công nghiệp tại Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc tuy đã có chủ trương quy hoạch nhưng việc triển khai còn chậm, các cơ sở công nghiệp tại Bến Lức, Cần Đước gây nhiều tác động về môi trường, về giao thông, v.v. . .; Ngoài ra còn nhiều công trình như cảng Long An, khu phức hợp Khang Thông – Happyland, khu đô thị Ecity Tân Dức, Hồng Phát,
Năm Sao, đã có quy hoạch với quy mô lớn nhưng chậm triển khai.
Khu vực III: Phát triển khu vực dịch vụ kém phát triển, chưa đồng bộ trong cơ cấu phát triển kinh tế, chưa phát huy được tiềm năng về vị trí địa lý cũng như nội lực, chưa tận dụng được vị trí cửa ngõ trong vai trò điều phối nông sản từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về trung tâm thương mại lớn và ngược lại hoặc chưa thấy được vai trò kho vận, chưa thu hút được các doanh nghiệp thương mại với quy mô lớn để hình thành các trung tâm kho vận đạt chuẩn cấp vùng với mạng lưới giao thông đường thủy, đường bộ thông suốt.