Khuyến nghị về tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 84)

4. 5.3 Ước lượng mô hình hồi quy

5.2.2 Khuyến nghị về tăng trưởng kinh tế

Để ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế; trước mắt tỉnh Long An cần tập trung cho những dự án đảm bảo hiệu quả thay vì đầu tư đồng loạt và dàn trải như trong thời gian qua, cụ thểnhư sau:

- Rà soát, điều chỉnh, khai thông quá trình trì trệ trong thu hút đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng điểm (các khu cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị, khu dân cư, trung tâm thương mại dịch vụ, khu du lịch v.v...).

- Nâng cao tỷ lệ giá trị tăng thêm giá trị sản xuất trong công nghiệp kết hợp với từng bước nâng cao quy mô doanh nghiệp và giải quyết các ách tắc trong vấn đề vốn, thị trường, lao động. Kêu gọi đầu tư hỗ trợ trong các khu cụm công nghiệp tại Đức Hòa, Bến Lức, cần Giuộc.

- Tập trung đầu tư hạ tầng có trọng điểm tại các khu vực phát triển đô thị của thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, tạo bước chuyền biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và dân cư đô thị. Trên cơ sở đó xác định các dự án trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước...) và các dự án về hạ tầng xã hội (chính trị, hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi công cộng).

72

- Hoàn chỉnh tuyến giao thông đường bộ từ Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước đến Cảng Long An (ĐT.830) để tạo luồng phát triển logistics cho cảng. Hoàn chỉnh các tuyến giao thông có giá trị khai thông ách tắc thu hút đầu tư (ĐT.823B, ĐT.826 C-D,

đường Tân Kim-Long Hậu, các điểm ranh giữa Long An và Tp.Hồ Chí Minh theo các

trục hướng tâm). Kết nối mạng hoàn chỉnh hệ thông giao thông trục khu vực nông thôn

vùng 1 (Vùng an ninh lương thực, du lịch và khu kinh tế cửa khẩu) và vùng 2 (Vùng

đệm sinh thái).

- Thử nghiệm mô hình vườn ươm công nghệ và bộ phận nghiên cứu và triển khai

tại các doanh nghiệp lớn kết hợp với phát triển thêm 1-2 doanh nghiệp khoa học công nghệ.

- Hỗ trợ, khuyến khích hình thành các cánh đồng mẫu lớn nhằm tìm giải pháp nhân rộng từ cánh đồng mẫu lớn thành các cánh đồng lớn, trong đó tạo điều kiện cho

doanh nghiệp xây dựng các cơ sở kho vận, chế biến và hỗ trợ hành lang pháp lý về hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân. Trong giai đoạn này, bắt đầu hình thành tuyến kho vận - chế biến - kinh doanh lúa gạo tại thành phố Tân An nhằm làm đầu mối đẩy mạnh thương mại hóa; tổ chức tiêu chuẩn hóa kết hợp với cải tạo mạng cấp điện tại vùng quy hoạch thanh long; nghiên cứu khả năng phát triển của các chuỗi ngành hàng rau màu, sữa, súc sản.

- Hoàn thành các công trình nguồn cấp nước công nghiệp, đô thị từ công trình

thủy lợi hồ Phước Hòa và kênh Đông; gia tăng hiệu quả năng lực tăng vụ rau màu tại Đức Hòa trên cơ sở phát huy hiệu quả thủy nông của hệ thống thủy lợi hồ Phước Hòa.

- Đẩy mạnh công tác dạy nghề kết hợp với các chương trình hướng nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm tại Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc nhằm tạo điều kiện thu hút và đầu tư nâng trình độ cho lao động công nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển đô thị hóa tại thị trấn Bến Lức, thị trấn Đức Hòa và thị trấn Cần Giuộc nhằm hỗ trợ cho phát triển bền vững công nghiệp và tạo vùng trũng thu hút giãn nở đô thị từ Tp.HCM, đưa vùng 3 (Vùng phát triển đô thị và công nghiệp) lên thế phát triển mới (đô thị đồng bộ với công nghiệp). Đồng thời đẩy mạnh đô thị hóa gắn với xây dựng nông thôn mới tại các huyện giáp với Tp.HCM và các khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 84)