Khái quát tình hình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An (1995 2014)

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 48)

2 .8.1 Đầu tư làm tăng tổng cầu

4.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An (1995 2014)

Long An là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là

vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Phía Bắc tỉnh giáp với Vương Quốc Campuchia, phía Đông Bắc giáp với miền Đông Nam Bộ, nhất là có chung đường ranh giới với Tp.Hồ Chí Minh (lưu thông thuận lợi qua hệ thống giao thông đường bộ như: quốc lộ 1A, quốc lộ 50,... và các tỉnh lộ), được xem như là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL. Đặc biệt, tỉnh cũng nằm trong vùng Đồng Tháp Mười (chiếm gần 50% diện tích toàn vùng), là vùng đất trũng ngập nước với tính đa dạng sinh học cao. Tỉnh có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, với diện tích tự nhiên 4.492,397 kmP

2 P

, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 8,74% diện tích của vùng ĐBSCL; dân số toàn tỉnh khoản 1.469.873 người, với mật độ dân số: 327 người/kmP

2 P

.

Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều sự đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới với cả hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy, tạo động lực và cơ hội phát triển cho nền kinh tế tỉnh nhà. Các tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như:

QL.1A, QL.50, QL.62, QL.Nl, QL.N2, đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh - Trung

Lương; Ngoài ra, còn có 19 đường tỉnh lộ như: ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825, ĐT.838B, ĐT.818 v.v ... Đặc biệt, vị trí tỉnh nằm liền kề với Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước, đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với vùng ĐBSCL; Ngoài ra, Long An còn

được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và sông Đồng Nai.

Là tỉnh nằm cận kề với Tp.Hồ Chí Minh có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam, nhất là thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng kinh tế phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa

36

nông sản lớn nhất của ĐBSCL. Nên luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà

đầu tư trong và ngoài nước, nhất là sự quan tâm từ Chính phủ thông qua các chủ trương chính sách đầu tư phát triển kinh tếcả nước trong đó có tỉnh Long An như:

- Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg ngày 23/02/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn từ 1998 đến năm 2010 và Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 939/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/7/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;

- Quyết định số 1439/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/10/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/02/2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;

Dựa trên cơ sở pháp lý được Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Long An triển khai thành lập ban chỉ đạo tái cơ cấu kinh tế tỉnh Long An giai đoạn 2013-2020 thông

qua quyết định số 3101/QĐ-UBND ngày 04/9/năm 2013.

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)