2 .8.1 Đầu tư làm tăng tổng cầu
2.10.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước
- Nguyễn Phi Lân (2009) dựa trên lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh và lý thuyết tài khóa, mô hìnhvề mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân cấp quản lý tài khóa, đã tìm ra mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế tại địa phương của 64 tỉnh thành phố của Việt Nam trong hai giai đoạn riêng biệt 1997-2001 và 2002-2007.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 1997-2001, biến phân cấp quản lý chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương với mức ý nghĩa thống kê là 1%; Còn giai đoạn 2002-2007, phân
cấp chi đầu tư có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương, chi thường xuyên thì có tác động ngược lại.
- Từ số liệu mảng cho 34 tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2005
cùng với phương pháp tiếp cận tham số (dựa trên hàm sản xuất ngẫu nhiên) và phương pháp tiếp cận phi tham số (dựa trên DEA), Nguyễn Khắc Minh & ctg (2008) đã chỉ ra tính phi hiệu quả trong chi tiêu công tồn tại trong cả chi tiêu thường xuyên và đầu tư
công.
- Cũng nhằm mục đích xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế,Phạm Thế Anh (2008) đã dùng số liệu thu thập được từ 61 tỉnh thành ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005. Tác giả chia chi đầu tư và thường xuyên thành 5 ngành khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu ứng tích cực hơn của các khoản chi đầu tư so với chi thường xuyên trong một số ngành và ngược lại chi thường xuyên có tác động tích cực hơn đối với chi đầu tư trong một số ngành khác.
- Mai Đình Lâm (2012), thu thập số liệu ở Việt Nam giai đoạn 1990-2011 thực hiện kiểm định mô hình theo phương pháp OLS, để chứng minh phân cấp tài khóa có tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Từ hàm sản xuất tổng quát chuẩn viết dưới dạng Y= f (K,L), Mai Đình Lâm
(2012) mở rộng mô hình tăng trưởng nội sinh bằng việc đưa các biến phân cấp tài khóa và các biến ngoại sinh liên quan đến tăng trưởng phát triển thành hàm:
27
Trong đó, coi Y (mức sản lượng) là GDP; Vốn đầu tư (K) như là dẫn xuất vốn vật chất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Lao động (L) là dẫn xuất cho vốn con người; Phân cấp tài khóa (FD) là các biến cơ bản cần phải kiểm định; Xuất nhập khẩu (XNK) là dẫn xuất cho độ mở thương mại (TOP); và chỉ số lạm phát (INF);
Sau đó Mai Đình Lâm (2012) tách biến phân cấp tài khóa (FD) thành chi trung ương (TW) và chi địa phương (DF), tiếp tục tách biến chi địa phương (DF) thành chi thường xuyên địa phương (DFP
C P
) và chi đầu tư địa phương (DFP I
P
) để đi đến mô hìnhvới hàm số: Y = f (K, L, TW, DFP I P , DFP C P , XNK, INF).
Bằng số liệu thực tế khi đưa thêm hai biến chi đầu tư của địa phương (DFP I
P
) và chi
thường xuyên địa phương (DFP C
P
) vào mô hình, kết quả cho thấy biến chi đầu tư của địa phương DFP
I
Pcó tác động tích cực đến tăng trưởng với mức ý nghĩa 10%.