2 .8.1 Đầu tư làm tăng tổng cầu
4.3.2 Về tăng trưởng
Kinh tế tỉnh Long An chịu ảnh hưởng chung về sức ép cạnh tranh gay gắt trên tất cả các lĩnh vực, nhất là nông nghiệp, thu hút đầu tư, nguồn nhân lực v.v... có nguy cơ làm kinh tế tỉnh phát triển với tốc độ chậm hơn so với các địa phương khác trong vùng KTTĐPN, vùng ĐBSCL và cả nước.
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao nhưng chưa thật sự bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và thương mại dịch vụ còn chậm; khu vực nông nghiệp sản xuất còn chịu nhiều sức ép về giá cả chênh lệch đầu vào – đầu ra, nhiều loại nông sản hàng hóa còn ở dạng sản phẩm thô nên sức cạnh tranh thấp; năng suất và thu nhập lao động nông thôn còn thấp.
Sản xuất công nghiệp chưa thu hút được nhiều ngành có công nghệ cao, trình độ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu; thương mại - dịch vụ chưa phát
triển mạnh, chất lượng dịch vụ chưa cao dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp; Công tác
xúc tiếp thương mại, hình thành các hiệp hội, xây dựng thương hiệu, v.v... chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa.
Chất lượngnguồn nhân lực còn thấp, lao động khu vực công nghiệp chủ yếu là từ khu vực nông nghiệp chuyển sang nên chậm thích ứng với môi trường sản xuất công nghiệp.
Hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, tiềm lực khoa học công nghệ hạn chế so với yêu cầu, nhất là giao thông, nước phục vụ phát triển công nghiệp trở thành thách thức lớn trong quá trình tiếp nhận các làn sóng đầu tư sau hội nhập; mặt khác phải đối mặt với các vấn đề xã hội như phân hóa giàu nghèo, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái cho sự phát triển bền vững, vấn đề về an ninh trật tự xã hội.
Các huyện tiếp giáp với vùng giãn nở của trung tâm đô thị thành phố Hồ Chí Minh như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc còn kém phát triển so với tiềm năng, đô thị thành phố Tân An đang từng bước phát triển nhưng vẫn còn chậm; Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn nhiều công trình được quy hoạch với quy mô lớn như cảng Long An, Khu
61
Phức hợp Khang Thông – HappyLand, khu đô thị Ecity Tân Đức, Hồng Phát, Năm Sao, v.v... chậm triển khai hoặc trì trệ. Mặc dù tỉnh đã phấn đấu cải thiện quy trình thủ tục và mục tiêu đầu tư, đầu tư trong khu vực nhà nước còn dàn trải và chưa phát huy các giải pháp kế hoạch hóa đầu tư trung hạn. Tiến độ triển khai của nhiều dự án còn chậm, tiến độ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp còn thấp. Nguyên nhân chính là do những năm gần đây tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, công
tác thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế do chưa có quy định cụ thể đối với công tác thẩm định, một số nhà đầu tư không có năng lực tài chính nhưng vẫn xin triển khai những dự án có quy mô lớn, khi nhậnđược dự án thì tiến độ triển khai rất chậm hoặc không triển khai đây cũng là một trong những nguyên nhân
chậm triển khai các dự án, có những dự án kéo dài 5 - 7 năm vẫn chưa thực hiện, gây bức xúc trong dân. Từ năm 2009 đến nay, Long An đã thu hồi 57 dự án với tổng diện tích 3.085 ha. Một số dự án có quy mô lớn đã được tỉnh xóa quy hoạch để người dân tiếp tục canh tác nông nghiệp như Dự án Cụm công nghiệp tại huyện Cần Đước với diện tích 400 ha, Dự án Cụm công nghiệp Nhơn Thạnh Trung với diện tích 288 ha tại thành phố Tân An, Dự án Sân golf tại xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa với diện tích 280
ha.