2. 6.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế
2.7.3 Nhận xét chung về các mô hình tăng trưởng kinh tế
Các mô hình tăng trưởng kinh tế trên, mỗi mô hình có một cách thể hiện quan
điểm khác nhau trong việc đo lường sựtăng trưởng của nền kinh tế. Tùy vào mỗi giai
đoạn phát triển kinh tế khác nhau, hoàn cảnh xã hội, kinh tế,... mà mô hình sẽđược lựa chọn cho phù hợp. Nghiên cứu cũng xin tóm lược một sốưu, nhược điểm của từng mô
hình như sau:
Bảng 2.1Ưu điểm và nhược điểm của các mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình Ưu điểm Nhược điểm
Mô hình D.Ricardo
Mô hình được đơn giản hóa, dễđo lường, phù hợp với các nước đang
phát triển.
Sự phủ nhận vai trò của yếu tố công nghệ đã đưa đến những quyết định không chính xác, gọi là “cạm bẫy Ricardo”: Số và chất lượng ruộng đất
có điểm dừng; nông nghiệp luôn có
dư thừa lao động; khu vực công nghiệp thu hút lao động nhiều. Mô
21
hình được đơn giản hóa phần nào
chưa có sự chính xác. Mô hình
Harrod – Domar
Mô hình đã chứng minh được tiết kiệm và đầu tư tạo vốn sản xuất
gia tăng là yếu tố quyết định đến
tăng trưởng kinh tế; Harrod –
Domar đã cụ thể hoá mối quan hệ
này bằng các phương trình.
- Sựđơn giản hoá khi coi tăng trưởng chỉ do đầu tư đem lại. Thực tế có thể
xảy ra những trường hợp:
+ Đầu tư thiếu hiệu quả không tạo
nên tăng trưởng.
+ Tăng trưởng không phải sử dụng giải pháp đầu tư.
+ Đầu tư đến một mức độ nào đó sẽ
bị quy luật lợi tức giảm dần chi phối. - Những khó khăn của các nước đang
phát triển trước hạn chế về khả năng
tích luỹ: + Tạo ra mất cân đối giữa tích luỹ - tiêu dùng. + Tạo ra sự phụ thuộc bởi các nguồn vốn vay. + Chính phủ trở thành con nợ lớn và nguy cơ phá sản cận kề. Mô hình Solow Solow đã nhấn mạnh đến vai trò quyết định của yếu tố tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng GDP và GDP/người, đồng thời cũng nhấn mạnh được vai trò đặc biệt của nguồn vốn. Ngoài ra, mô hình
được đánh giá là linh hoạt về tỷ lệ
của các biến yếu tố sản xuất, hiệu suất biên giảm dần của vốn có ý
nghĩa thực tếvà chính xác hơn.
Việc nhấn mạnh đến vai trò quyết
định của yếu tố tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng GDP và GDP/người
đã cho rằng tiến bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh và không giải thích
được nó. Điều này dẫn đến 3 hạn chế
lớn:
- Nếu không có cú sốc công nghệ từ
bên ngoài vào thì tất cả các nền kinh tế đều không có tăng trưởng khi đạt tới điểm dừng.
22
- Mọi sự gia tăng GDP nếu không phải là do vốn và lao động đều là do công nghệ “sốdư Solow” (trên 50%). - Phủ nhận vai trò của các chính sách Chính phủ và các quyết định của các chủ thể kinh tế. Mô hình theo kinh tế học hiện đại
Mô hình có ưu điểm là linh hoạt về tỷ lệ các biến yếu tố sản xuất, vai trò quan trọng của công nghệ trong tăng trưởng kinh tế phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Không phân tích được các ảnh hưởng
khác có tác động đến trạng thái dừng:
ổn định kinh tế và chính trị, giáo dục và y tế tốt, mở cửa thương mại, vị trí
địa lý, v.v . . .
Nguồn: Châu Văn Thành, 2009 và Vũ Thành Tự Anh, 2010