2 .8.1 Đầu tư làm tăng tổng cầu
4.1.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An
- Giai đoạn 1995-2014, kinh tế nước ta nói chung và kinh tế tỉnh Long An nói
riêng phát triển trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp. Trong nước, kinhtế phục hồi nhưng chưa ổn định; năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng
cao, nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp.
- Giai đoạn 1996-2000, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính khu vực; bước sang giai đoạn 2001-2005 nhờ vào cải cách thể
chếmột số Luật mới được ra đời như: Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật NSNN năm
2002, Luật đất đai năm 2003, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005, v.v... đã tác động tích cực đếnnền kinh tế.
37
- Giai đoạn 2006-2010, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006, v.v..., cũng trong giai đoạn nàythị trường chứng khoán, thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ, sau đó xuất hiện tiểu khủng hoảng kinh tế trong nước năm
2008, ngoài ra kinh tế Việt Nam còn chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế tỉnh Long
An.
- Giai đoạn 2011-2014, Chính phủ thực hiện chính sách ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát qua các Nghị quyết như: Nghị quyết số 02/2011/NQ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2011;Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24 tháng
02 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Năm 2014 kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp tình hình an ninh biển đông;
Sau đây làbức tranh về tình hình tăng trưởng kinh tế Long Anqua các giai đoạn:
Hình 4.1: Tốc độ tăng GDP(%) tỉnh Long An giai đoạn 1995-2014
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An, Cục Thống kê tỉnh Long An qua các năm.
- Giai đoạn 1995-2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An bình quân đạt mức 10,08%/năm và được chia thành 4 giai đoạn thực hiện theo Nghị quyết tỉnh Đảng
38
Bộ tỉnh Long An, cụ thể: giai đoạn 1996-2000 tăng trưởng kinh tế tỉnh đạt mức bình
quân là 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng kinh tế của tỉnh vượt lên mức
9,02%/năm; bước sang giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng đạt mức bình quân là 11,77% năm và cuối cùng là giai đoạn 2011-2014 tăng trưởng kinh tế của tỉnh có sự điều chỉnh giảm nhẹ còn 11,2%/năm nhưng vẫn ở mức cao so với các nhiệm kỳ trước.
Kinh tế tỉnh Long An, sau khi thực hiện Nghị quyết tỉnh tỉnh Đảng bộ Đại hội lần
V (1991-1995) đã mang lại thành tựu phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội; Các khu
vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ đã được chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống người dân ngày dần được ổn định, kinh tế của tỉnh từng bước tăng trưởng. Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra động lực và môi trường thuận lợi cho phát triền các ngành nghề và tạo việc làm cho người lao động; Nhà nước thì từng bước thoát khỏi cơ chế bao cấp, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng an ninh được tăng cường và củng cố. Qua số liệu thực tế cho chúng ta thấy năm 1995 tăng trưởng kinh tế của tỉnh đến cuối nhiệm kỳ (1991-1995) tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăngvượt bậtđạt mức 14,9%/năm.
- Giai đoạn 1996-2000, tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An có dấu hiệu giảm dần và mức tăng trưởng bình quân giai đoạn này của tỉnh chỉ đạt 7,6%/năm, trong đó năm 1997 đạt 5,48% là năm có mức tăng trưởng kinh tế giảm thấpnhất trong cả giai đoạn;
nguyên nhân dẫn đến tình hình suy giảm kinh tế là do kinh tế nước ta phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Đây cũng là cơ hội để tỉnh Long An đánh giálại thực lực và tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh, để từ đócó cơ sởcũng cố xây dựng chiến lượcchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước tiến đến hình thành các vùng kinh tế trọng điểm về sản xuất công nghiệp - thương nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị tăng cường đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Giai đoạn 2001-2005, tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An được khôi phục, cơ cấu
chuyển dịch kinh tế đi đúng hướng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn này đạt 9,02%/nămtăng cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996-2000 là 1,4%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 8,4 triệu đồng/người/năm; sản lượng
39
lương thực đạt trên 1,79 triệu tấn; Chương trình dân sinh vùng lũ được đầu tư lớn và đạt những kết quả quan trọng, cụ thể: có 84% xã vùng lũ có đường ô tô, có 184 cụm tuyến dân cư vùng lũ; Chương trình phát huy nguồn lực đầu tư vùng kinh tế trọng điểm được triển khai tốt; về công nghiệp đã qui hoạch 26 khu, cụm công nghiệp với hơn 8.600 ha, trong đó có 3 khu đi vào hoạt động; Chương trình giải quyết việc làm đã giải quyết hơn 150.000 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 9,8% xuống còn 2,88%;
Chương trình đào tạo và phát huy nguồn nhân lực đến cuối năm 2005 có 95,3% cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp tỉnh có trình độ đại học và cao cấp chính trị; cấp huyện có 78,1% đạt trình độ đại học và 91,15% cao cấp chính trị; cấp xã có 88% tốt nghiệp phổ thông trung học, 43,95% trung cấp chính trị, 16,7% trung cấp chuyên nghiệp, đặc biệtchương trình đã góp phần nâng tỷ lệ xã có bác sĩ lên 80%.
- Giai đoạn 2006-2010, kinh tế tỉnh Long An tiếp tục duy trì tăng trưởng, cụ thể tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn này đạt 11,77%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng Nông - lâm - ngư nghiệp từ 56,33% năm 2005 xuống còn 22,20% năm 2010; tỷ trọng Công nghiệp - xây dựng từ 15,57% năm 2005 tăng lên 62,10% năm 2010; dịch vụ giảm từ 28,10% năm 2005 xuống 15,70% năm 2010 (Phụ lục 2); GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 20,8 triệu đồng, tăng 12,4 triệu so với 2005. Riêng sản lượng lương thực bình quân 5 năm đạt 2,05 triệu tấn. Hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư cao độ nên có sự phát triển vượt bậc. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.
- Giai đoạn 2011-2014, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 11,2%/năm, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; Sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp tiếp tục phát triển; Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng cao bình quân 15,25%/năm, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh và có tác động thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển; Thương mại-dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng khá, khoảng 11,8%/năm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế, từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu.
40
Bảng 4.1:Cán cân thương mạitỉnh Long An (1995-2014)
Nội dung 1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2014
Tổng giá trị xuất, nhập khẩu
theo giá thực tế (tỷ đồng) 1.752,58 2.871,40 6.454,45 29.237,73 97.849,35
- Tổng giá trị xuất khẩu 695,51 1.740,55 4.037,42 16.119,99 55.246,81 - Tổng giá trị nhập khẩu 1.057,07 1.130,86 2.417,03 13.117,74 42.602,54
Cán cân thương mại -361,56 609,69 1.620,39 3.002,24 12.644,27 Nguồn: Niên giám thống kê các năm, Cục Thống kê Long An và tính toán của tác giả.
Qua số liệu thực tế cho chúng ta thấy vào những năm 1995 tỉnh Long An có xu hướng nhập nhập siêu; Về sau cán cân thương mại của tỉnh Long An dần dần được cải thiện, giai đoạn 1996-2000 xuất khẩu ròng đạt 609,69 tỷ đồng, giai đoạn 2001-2005
xuất khẩu ròng vượt lên con số 1.620,39 tỷ đồng, bước sang giai đoạn 2006-2010 thì
con số xuất khẩu ròng vượt tăng gấp đôi giai đoạn trước đó và đạt đến giá trị là 3.002,24 tỷ đồng, sang giai đoan 2011-2014 tiếp tục đà phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng vượt bậc và đạt giá trị xuất khẩu ròng là 12.644,27 tỷ đồng tăng gấp 4 lần so với giai đoạn 2006-2010 đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế tỉnh
Long An.
Tóm lại: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An qua các giai đoạn thực hiện nghị quyết tỉnh Đảng Bộ dần dần lấy lại ổn định sau khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới, mỗi giai đoạn xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đều làm cơ sở nền tảng, tạo động lực cho giai đoạn sau ổn định và phát triển; Phát huy tiềm năng và thế mạnh dựa trên cơ sở thực lực hiện có, tỉnh Long An đã chủ động lập kế hoạch xin chủ trương Chính phủ triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03/10/2012.