Định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 86)

4. 5.3 Ước lượng mô hình hồi quy

5.3.2.1 Định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Để tỉnh Long An sẽ trở thành một trong các địa phương có thế mạnh hàng đầu về phát triển công nghiệp hỗ trợ so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đến năm 2030 phấn đấu tiếp cận mặt bằng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển được các doanh nghiệp hỗ trợ đóng vai trò đầu tàu, có khả năng cung cấp những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn ra thị trường trong nước và nước ngoài, đồng

74

thời thu hút đầu tư phát triển một số công ty mẹ với các lớp doanh nghiệp vệ tinh hợp

lý, tỉnh Long An cần phải quan tâm đến sự nghiệp:

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chính phát triển bền vững, sử dụng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, có khả năng xuất khẩu, hướng đến hình thành trung tâm nguyên, phụ liệu ngành dệt may cho cả vùng và hình thành hệ thống công ty mẹ vàcác lớp công ty con, cùng phối hợp sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả trong chuỗi phát triển công nghiệp thượng nguồn – công nghiệp hỗ trợ - công nghiệp hạ nguồn.

- Công nghiệp hỗ trợ là một trong các khâu đột phá nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững công nghiệp tỉnh Long An theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, tính cạnh tranh và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với xu thế hội nhập, liên kết phân công sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp và gắn liền với phân công của trung ương trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Nghiên cứu và chọn các ngành, các lĩnh vực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh Long An, có công nghệ tiên tiến, tính cạnh tranh cao trong phạm vi vùng, trong nước và tiến đến phạm vi quốc tế; gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa, phát triển năng lực công nghiệp xuất khẩu và phấn đấu từng bước trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế. Phát huy tối đa tính đa dạng của các sản phẩm - mặt hàng, nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh, góp phần giảm nhập nguyên liệu, tăng cường khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ

- Phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối tác chiến lược - các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong thế liên kết sản xuất - kinh

doanh giữa công nghiệp thượng nguồn - công nghiệp hỗ trợ - công nghiệp hạ nguồn và mối liên kết giữa công ty mẹ với các lớp công ty con vệ tinh; tiến đến tập trung thu hút các nhà đầu tư FDI về công nghiệp hỗ trợ sau năm 2020 nhằm đa dạng hóa các lĩnh vực công nghệ cao.

- Hợp tác liên kết chặt chẽ và phân công phát triển hợp lý giữa Long An và các tỉnh thành lân cận.

- Gia tăng nhanh hàm lượng công nghệ, giảm tối đa phát thải nhằm xác lập nền tảng công nghiệp sạch và xanh, bảo đảm theo đúng chủ trương của Tỉnh ủy và UBND

75

tỉnh “Không tiếp nhận các dự án đầu tư công nghệ lạc hậu, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao”, nâng cao trình độ người lao động và tổ chức quản lý sản xuất, liên kết hợp tác phát triển.

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)