Đóng góp vốn đầu tư NSNN vào tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Long An

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 66)

2 .8.1 Đầu tư làm tăng tổng cầu

4.2.5 Đóng góp vốn đầu tư NSNN vào tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Long An

Theo số liệu từ Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An, năm 1997 tỉnh Long An

được Chính phủ phê duyệt triển khai hai khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh là Đức Hòa 1 và Đức Hòa 2 (nay là KCN Xuyên á) với quy mô 470 ha, mở ra hướng đi mới trong đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp; Từ năm 2000 với chính sách kêu gọi các nhà đầu tưtrong và ngoài nước về tỉnh Long An, tính cho đến naytỉnh đã

54

có 39 Chủ đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư xây dựnghạ tầng khu công nghiệp,

kinh doanh hạ tầng kỹ thuật tại 28 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển với tổng diện tích đất sử dụng 10.216,16 ha. Trong 28

KCN quy hoạch đã có 23 KCN có diện tích 6.806,46 ha, gồm có Khu công nghiệp Đức Hoà I, Xuyên Á, Tân Đức, Tân Đô, Hải Sơn, Vĩnh Lộc 2, Nhựt Chánh, Phú An Thạnh, Thịnh Phát, Thuận Đạo, Cầu Tràm, Cầu cảng Phước Đông, Tân Kim, Long Hậu, Đông Nam Á, An Nhựt Tân, Long Hậu – Hòa Bình, Phúc Long, và một số KCN của KCN Đức Hoà III (Đức Hoà III-Minh Ngân, Resco, Song Tân, Thái Hoà, Hồng Đạt, Anh Hồng, Slico, Việt Hoá, Liên Thành, Cali Long Đức, Mười Đây, Long Việt

v.v… đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng là 24.038 tỉ đồng và 77 triệu USD; trong đó hiện có 16 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.996,43ha, gồm có khu công nghiệp Đức Hoà I, Xuyên Á, Tân Đức, Thuận Đạo, Nhựt Chánh, Tân Kim, Long Hậu, Cầu Tràm, Phú An Thạnh, Vĩnh Lộc 2, Thịnh Phát, Tân Đô, Hải Sơn, Long Hậu – Hòa Bình, Phúc Long và một số KCN của

KCN Đức Hoà III (Thái Hoà, Việt Hóa, Anh Hồng, Hồng Đạt, Resco); Các KCN này

đã thu hút được 744 dự án đầu tư; thuê lại (kể cả mở rộng)1.226,22 ha đất và 375.322

mP 2

P nhà xưởng xây sẵn; Trong đó có 242 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.660,68 triệu USD và 502 dự án vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 26.660 tỷ đồng. Như vậy, việc phát triển KCN của tỉnh đã thu hút một khối lượng vốn đầu tư là 1.737,74 triệu USD và 50.697,97 tỉ đồng với tỷ trọng vốn FDI thu hút vào các KCN đã chiếm 52,02% tổng vốn FDI thu hút vào cả tỉnh. Tỷ lệ này ngày càng có khuynh hướng tăng cao vì tỉnh có chủ trương không tiếp nhận các dự án sản xuất công nghiệp đầu tư ngoài khu, cụm công nghiệp và tỷ lệ lấp đầy chỉ mới đạt 43,69% diện tích đất công nghiệp của 16 KCN đang hoạt động và đạt 24,55% diện tích đất công nghiệp của 23 KCN đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Hiện nay có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 64% trong tổng vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh vào các KCN. Sáu quốc gia, vùng lãnh thổ đang đứng đầu danh sách về tổng vốn đầu tư là Vương quốc Anh; Đài Loan; Nhật Bản; Singapore; Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Ba quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu về số dự án đầu tư là Nhật Bản với 57 dự án,Đài Loan với 51 dự án và Hàn Quốc với 35 dự án.

55

Cơ cấu đầu tư các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo ngành: lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 84,4% về số dự án và 87,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 9,4% về số dự án và 8,7% về số vốn đầu tư đăng ký, số còn lại thuộc lĩnh vực dịch vụ.

Thời gian ban đầu các khu công nghiệp quan tâm đến sử dụng lao động tại địa phương, sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm trên thị trường như các ngành dệtmay, lắp ráp và gia công xuất khẩu; Về sau với thực tế nhu cầu về lao động tại địa phương và yêu cầu phát triển bền vững, tỉnh Long An ưu tiên thu hút các dự án định hướng phá triển ứng dụng công nghệ cao, khai thác nguyên liệu tại địa phương. Đến nay, các nhà

đầu tư đã quan tâm đến việc nâng cao trình độ công nghệ, đã xuất hiện nhiều dự án đầu tư mới đầu tư lĩnh vực công nghệ cao mang tính chính xác, tự động hóa.

- Thu hút đầu tư trong, ngoài nước

Đầu tư trong nước: năm 2014 tỉnh có 700 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh,

bằng 87,8% so với cùng kỳ, vốn đăng ký 5.000 tỷ đồng bằng 57,8% so với cùng kỳ; giải thể 110 doanh nghiệp, giảm 3,5% so với cùng kỳ; 90 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 60% so với cùng kỳ. Lũy kế đến cuối năm trên địa bàn tỉnh có 6.000 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn đăng ký 109.300 tỷ đồng. Trong năm cấp Giấy chứng nhận đầu tư 107 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 7.980 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần về số dự án và tăng 76% về số vốn so với cùng kỳ, nâng tổng dự án đầu tư trong nước đến nay lên 872 dự án với tổng vốn 93.374 tỷ đồng.

Đầu tư nước ngoài: năm 2014 cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 90 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 646 triệu USD, bằng 173% về số dự án và tăng gần 3,5 lần về vốn so với cùng kỳ. Lũy kế đến cuối năm tổng số dự án FDI đăng ký trên địa bàn tỉnh là 581 dự án với tổng vốn 3.788 triệu USD; trong đó 365 dự án đi vào hoạt động chiếm 63% tổng số dự án đăng ký, vốn thực hiện 2.240 triệu USD đạt 59% tổng vốn đăng ký.

Tính đến ngày 31/12/2014 tỉnh Long An đã có 500 dự án (trên tổng số 918 dự án đầu tư) trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động với 304 dự án có vốn đầu tư trong nước (FDI) và 196 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tạo việc làm cho khoảng 76.200 lao động (chiếm 30% tổng số lao động có việc làm của toàn tỉnh) với mức lương trung bình 4.800.000 VNĐ/tháng. Theo kết quả hoạt động năm

56

2014, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã tạo ra giá trị hàng hoá hơn 47.000 tỷ đồng và đóng góp hơn 1.917 tỷ đồng (trong đó đóng góp từ khu vực FDI là 1.065 tỷ đồng chiếm hơn 50%) vào ngân sách tỉnh (chiếm 36,8% tổng thu thuế của tỉnh, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2013).

- Đầu tư NSNN góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Để phát triển kinh tế tỉnh Long An đặt biệt quan tâm đến phát triển đồng bộ nguồn nhân lực – giải quyết việc làm – giảm nghèo thông qua các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, dạy nghề cho lao động nông thôn và các chính sách an sinh xã hội đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo: kết quả thực hiện chương trình cụm, tuyến dân cư: tỉnh đã triển khai xây dựng 165 cụm, tuyến dâncư vượt lũ (104 cụm, 61 tuyến); kết quả thực hiện giao nền là 26.400/34.000 lô đạt 77%; số nhà đã được xây dựng 16.700 căn. Tổng số hộ dân đã vào ở là 16.500 hộ. Tổng số hộ dân đã được giao nền nhưng chưa vào ở là 11.300 hộ/34.000 hộ (chiếm tỷ lệ 33%).

+ Mạng lưới trường lớp tiếp tục được đầu tư, mở rộng theo hướng đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo nhu cầu phát triển giáo dục. Năm 2014, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 51,58% và dự kiến đến năm 2015 đạt 55%. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học năm 2014 đạt 61,46%.

+ Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm thực hiện, hiện tỉnh đang

xây dựng thêm 02 bệnh viện tuyến tỉnh, hoàn thành vào năm 2015 và 13 bệnh viện tuyến huyện, dự kiến 11 bệnh viện hoàn thành vào năm 2015 và 2 bệnh viện hoàn thành vào năm 2017, hoàn thành đầu tư các trạm y tế xã vào năm 2015. Công tác y tế dự phòng và phòng chống dịch bệnh được tập trung thực hiện. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được cải thiện.

+ Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chuyển biến tốt, nhiều nơi đạt chất lượng, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của người dân, kiềm chế tệ nạn xã hội, môi trường xã hội lành mạnh hơn. Đến năm 2014 có 56/192 (đạt 29,2%) xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn văn hóa; tích cực triển khai xây dựng huyện Cần Đước trở thành huyện điểm điển hình về văn hóa (đã đạt29/31 tiêu chí), dự kiến hoàn thành vào năm 2015.

57

+ Lao động và an sinh xã hội, tập trung thực hiện kế hoạch phát triển đồng bộ nguồn nhân lực, giải quyết việc làm - giảm nghèo. Hàng năm giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2001 là 9.8%, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm đêu đạt kê hoạch đề ra, đến hết năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn của tỉnh) còn 3,8% và dự kiến đến hết năm 2015 còn dưới 3%. Từ năm 2001-2010 tỉnh đã đào tạo việc làm cho 260.490 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2014 đạt 58,8% và dự kiến năm 2015 đạt khoảng 60%đáp ứng nhu cầu xã hội. Các chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng chính sách, đảm bảo an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ và kịp thời.

+ Về bảo vệ môi trường, đến năm 2014, có 84% các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị đạt 93%. Hàng năm UBND tỉnh đều ban hành danh mục và biện pháp xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)