Khuyến nghị

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 82)

4. 5.3 Ước lượng mô hình hồi quy

5.2 Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn tỉnh Long An có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn; Tuy nhiên qua nghiên cứu thực trạngđầu tư từ nguồn vốn NSNN giai đoạn 1995-2014 cũng có những ảnh hưởng nhất định đối vớisự ổn định của kinh tế tỉnh Long An, sau đây là những khuyến nghị về tình hình sử dụng vốn đầu tư từ NSNN và tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An như

70

5.2.1 Khuyến nghị về Đầu tư từ NSNN

Trước mắt trong công tác quản lý vốn đầu tư chúng ta cần sử dụng vốn tập trung đầu tư vào những công trình trọng điểm, những công trình mang lại hiệu quả thiết thực

trong sự nghiệp phát triển kinh tế tại địa phương; cũng cần đánh giá lại hiệu quả các công trình đang xây dựng để từ đó cóchính sách hợp lýtrong việc quản lývốn đầu tư,

cụ thể như:

- Rà soát lại quy mô, nguồn lực và phương thức đầu tư các dự án, nhất là các dự án có quy mô lớn, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh theo khả năng thu ngân sách và khả năng cân đối nguồn vốn tại địa phương.

- Các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc về tiến độ thực hiện các dự án đang triển khai.

- Các Chủ đầu tư phải thường xuyên rà soát các dự án đang thực hiện, đểtừ đó có kiến nghị bổ sung, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn NSNN cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với khả năng cân đối vốn của tỉnh và khả năng giải ngân của các dự án, tránh tình trạng để mất cân đối, nợ động kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kinh tế của dự án.

- Các Chủ đầu tư phải thường xuyên đôn đốc đơn vị thi công hoàn thành dự án đúng tiến độ, lập các thủ tục giải ngân phần khối lượng đã hoàn thành và lập thủ tục quyết toán theo quy định, không để xảy ra trường hợp chậm quyết toán kéo dài. Kiên quyết xử lý, chấm dứt hợp đồng và thông báo cho cơ quan chứ năng và chủ đầu tư không cho tham gia đấu thầu các dự án khác của tỉnh đối với các nhà thầu năng lực kém, thi công chậm tiến độ, không đạt chất lượng hoặc không lập thủ tục thanh toán, quyết toán theo quy định.

- Ngoài nguồn vốn đầu tư từ NSNN các ngành, các cấp cần phối hợp chặt chẽ để tăng cường huy động vốn từ các thành phần kinh tế khác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước để giảm áp lực vốn ngân sách. Tích cực khai thác, huy động các nguồn vốn để bổ sung cho các dự án đã hoàn thành còn thiếu vốn thanh toán, các dự án còn nợ đọng, các dự án trọng điểm, các dự án đã được phê duyệt lộ trình đầu tư, các dự án có khả năng hoàn thành trong năm kế hoạch.

71

- Bên cạnh đó chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để người dân hiểu được chủ trương của Nhà nước về xây dựng các công trình xây

dựng cơ bản trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Nhà nước.

Trong quá trình quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN từ giai đoạn 1995-2014

ở Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng gặp không ít hạn chế trong công tác quản lý đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế; Chính vì thế trong giai đoạn này

chúng ta thường thấy xuất hiện cụm từ "Đầu tư công chèn ép đầu tư tư nhân", "Đầu tư công "lấn át" đầu tư tư nhân", "Đầu tư công "Lấn át" đầu tư tư nhân nhưng không hiệu quả",v.v... được đăng trên nhiều tạp chí, cũng như trên các diễn đàn kinh tế. Trên thực tế hoạt động đầu tư công, đầu tư từ NSNN chịu sự điều tiết rất chặt chẽ từ các luật như: Luật NSNN, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và gần đây có Luật Đầu tư công, sửa đổi bổ sung Luật NSNN, v.v…

5.2.2 Khuyến nghị về tăng trưởng kinh tế

Để ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế; trước mắt tỉnh Long An cần tập trung cho những dự án đảm bảo hiệu quả thay vì đầu tư đồng loạt và dàn trải như trong thời gian qua, cụ thểnhư sau:

- Rà soát, điều chỉnh, khai thông quá trình trì trệ trong thu hút đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng điểm (các khu cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị, khu dân cư, trung tâm thương mại dịch vụ, khu du lịch v.v...).

- Nâng cao tỷ lệ giá trị tăng thêm giá trị sản xuất trong công nghiệp kết hợp với từng bước nâng cao quy mô doanh nghiệp và giải quyết các ách tắc trong vấn đề vốn, thị trường, lao động. Kêu gọi đầu tư hỗ trợ trong các khu cụm công nghiệp tại Đức Hòa, Bến Lức, cần Giuộc.

- Tập trung đầu tư hạ tầng có trọng điểm tại các khu vực phát triển đô thị của thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, tạo bước chuyền biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và dân cư đô thị. Trên cơ sở đó xác định các dự án trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước...) và các dự án về hạ tầng xã hội (chính trị, hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi công cộng).

72

- Hoàn chỉnh tuyến giao thông đường bộ từ Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước đến Cảng Long An (ĐT.830) để tạo luồng phát triển logistics cho cảng. Hoàn chỉnh các tuyến giao thông có giá trị khai thông ách tắc thu hút đầu tư (ĐT.823B, ĐT.826 C-D,

đường Tân Kim-Long Hậu, các điểm ranh giữa Long An và Tp.Hồ Chí Minh theo các

trục hướng tâm). Kết nối mạng hoàn chỉnh hệ thông giao thông trục khu vực nông thôn

vùng 1 (Vùng an ninh lương thực, du lịch và khu kinh tế cửa khẩu) và vùng 2 (Vùng

đệm sinh thái).

- Thử nghiệm mô hình vườn ươm công nghệ và bộ phận nghiên cứu và triển khai

tại các doanh nghiệp lớn kết hợp với phát triển thêm 1-2 doanh nghiệp khoa học công nghệ.

- Hỗ trợ, khuyến khích hình thành các cánh đồng mẫu lớn nhằm tìm giải pháp nhân rộng từ cánh đồng mẫu lớn thành các cánh đồng lớn, trong đó tạo điều kiện cho

doanh nghiệp xây dựng các cơ sở kho vận, chế biến và hỗ trợ hành lang pháp lý về hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân. Trong giai đoạn này, bắt đầu hình thành tuyến kho vận - chế biến - kinh doanh lúa gạo tại thành phố Tân An nhằm làm đầu mối đẩy mạnh thương mại hóa; tổ chức tiêu chuẩn hóa kết hợp với cải tạo mạng cấp điện tại vùng quy hoạch thanh long; nghiên cứu khả năng phát triển của các chuỗi ngành hàng rau màu, sữa, súc sản.

- Hoàn thành các công trình nguồn cấp nước công nghiệp, đô thị từ công trình

thủy lợi hồ Phước Hòa và kênh Đông; gia tăng hiệu quả năng lực tăng vụ rau màu tại Đức Hòa trên cơ sở phát huy hiệu quả thủy nông của hệ thống thủy lợi hồ Phước Hòa.

- Đẩy mạnh công tác dạy nghề kết hợp với các chương trình hướng nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm tại Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc nhằm tạo điều kiện thu hút và đầu tư nâng trình độ cho lao động công nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển đô thị hóa tại thị trấn Bến Lức, thị trấn Đức Hòa và thị trấn Cần Giuộc nhằm hỗ trợ cho phát triển bền vững công nghiệp và tạo vùng trũng thu hút giãn nở đô thị từ Tp.HCM, đưa vùng 3 (Vùng phát triển đô thị và công nghiệp) lên thế phát triển mới (đô thị đồng bộ với công nghiệp). Đồng thời đẩy mạnh đô thị hóa gắn với xây dựng nông thôn mới tại các huyện giáp với Tp.HCM và các khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ khác.

73

5.3.1 Về quản lý vốn đầu tư từ NSNN

- Cần có chính sách quản lý kịp thời tránh tình trạng chia nhỏ dự án để phù hợp với các cấp có thẩm quyền thấp hơn, cũng như tránh nhữngtrường hợp một số dự án được xây dựng với quy mô nhỏ hơn, lược bớt những chi tiết để phù hợp với thẩm quyền, tránh đưa lên cấp cao hơn; Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cắt nhỏ dự án, đầu tư manh mún, dàn trải dẫn đến việc sử dụng vốn đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế và gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư NSNN.

- Hoàn hiện cơ chế quản lý, cân đối vốn đầu tư theo kế hoạch trung hạn;Đặc biệt lấy cơ chế thị trường trong việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn theo thẩm quyền quản lý vốn nhằm tránh việc phê duyệt dự án tràn lan, tránh dự án trùng lập; trong điều kiện nguồn lực hạn hẹpsẽ giúp chúng ta xử lý linh hoạthơn việc phân bổ vốn sang các mục đích khác phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đồng thời giúp từng dự án được phê duyệt sẽ mang lại tính hiệu quả ngay cả sau khi hoàn thành.

- Cần hoàn thiện thể chế giám sát và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nhằm bảo đảm nắm rõ được tình hình thực hiện các dự án để từ đó có những chỉ đạo, điều chỉnh chính sách phù hợp.

- Hoàn thiện quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương đối với việc quản lý những dự án có vốn đầu tư từ NSNN sao cho mang lại hiệu quả, lợi ích quốc gia; Giúp chính quyền địa phươngđẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình cụ thể, gắn kết chặt chẽ giữa “tổng thể” và “trọng tâm” trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế; đồng thời huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế, gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường.

5.3.2 Về tăng trưởng kinh tế

5.3.2.1 Định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Để tỉnh Long An sẽ trở thành một trong các địa phương có thế mạnh hàng đầu về phát triển công nghiệp hỗ trợ so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đến năm 2030 phấn đấu tiếp cận mặt bằng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển được các doanh nghiệp hỗ trợ đóng vai trò đầu tàu, có khả năng cung cấp những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn ra thị trường trong nước và nước ngoài, đồng

74

thời thu hút đầu tư phát triển một số công ty mẹ với các lớp doanh nghiệp vệ tinh hợp

lý, tỉnh Long An cần phải quan tâm đến sự nghiệp:

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chính phát triển bền vững, sử dụng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, có khả năng xuất khẩu, hướng đến hình thành trung tâm nguyên, phụ liệu ngành dệt may cho cả vùng và hình thành hệ thống công ty mẹ vàcác lớp công ty con, cùng phối hợp sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả trong chuỗi phát triển công nghiệp thượng nguồn – công nghiệp hỗ trợ - công nghiệp hạ nguồn.

- Công nghiệp hỗ trợ là một trong các khâu đột phá nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững công nghiệp tỉnh Long An theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, tính cạnh tranh và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với xu thế hội nhập, liên kết phân công sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp và gắn liền với phân công của trung ương trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Nghiên cứu và chọn các ngành, các lĩnh vực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh Long An, có công nghệ tiên tiến, tính cạnh tranh cao trong phạm vi vùng, trong nước và tiến đến phạm vi quốc tế; gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa, phát triển năng lực công nghiệp xuất khẩu và phấn đấu từng bước trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế. Phát huy tối đa tính đa dạng của các sản phẩm - mặt hàng, nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh, góp phần giảm nhập nguyên liệu, tăng cường khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ

- Phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối tác chiến lược - các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong thế liên kết sản xuất - kinh

doanh giữa công nghiệp thượng nguồn - công nghiệp hỗ trợ - công nghiệp hạ nguồn và mối liên kết giữa công ty mẹ với các lớp công ty con vệ tinh; tiến đến tập trung thu hút các nhà đầu tư FDI về công nghiệp hỗ trợ sau năm 2020 nhằm đa dạng hóa các lĩnh vực công nghệ cao.

- Hợp tác liên kết chặt chẽ và phân công phát triển hợp lý giữa Long An và các tỉnh thành lân cận.

- Gia tăng nhanh hàm lượng công nghệ, giảm tối đa phát thải nhằm xác lập nền tảng công nghiệp sạch và xanh, bảo đảm theo đúng chủ trương của Tỉnh ủy và UBND

75

tỉnh “Không tiếp nhận các dự án đầu tư công nghệ lạc hậu, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao”, nâng cao trình độ người lao động và tổ chức quản lý sản xuất, liên kết hợp tác phát triển.

5.3.2.2 Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch♦ Các giải pháp có tính đột phá trong ngắn hạn ♦ Các giải pháp có tính đột phá trong ngắn hạn

- Tập trung vốn ưu đãi (từ các nguồn vốn khuyến công và vốn lồng ghép vào các chương trình mục tiêu khác, nguồn vốn huy động từ các chính sách liên quan) vào các

đối tượng doanh nghiệp đang phát triển hiệu quả công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn trong lĩnh vực phụ liệu dệt - may - giày - da, chi tiết nhựa phục vụ cơ khí, bao bì kết hợp in, cơ khí chế tạo máy công cụ và máy nông nghiệp nhằm mục tiêu liên kết sản xuất, hỗ trợ công nghệ và cải tiến thiết bị, cải thiện điều kiện quản lý, hỗ trợ xử lý môi trường, xúc tiến thị trường đầu vào và đầu ra… nhằm cùng sản xuất các linh phụ kiện hướng đến sản phẩm cuối cùng (sản phẩm may mặc, giày da, máy công cụ, máy nông

nghiệp…) có hiệu quả nhất và tạo dựng thương hiệu trên thị trường.

- Chuẩn bị trước nguồn nhân lực thông qua việc đào tạo cơ bản, đào tạo thích nghi và có những hỗ trợ cho lao động nâng cao trình độ: xem xét việc nâng định mức (học phí và % hỗ trợ) và nới rộng điều kiện hỗ trợ (thời gian hoàn vốn vay) đối với đào tạo lao động chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Chuẩn bị các khu chuyên công nghiệp hỗ trợ và thu hút đầu tư.

- Kiến nghị ban hành thêm các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp, bổ sung mặt hàng công nghiệp hỗ trợ và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quả các chính sách hỗ trợ này.

♦ Giải pháp về tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tư, thỏa thuận địa điểm cấp đất, đền bù giải tỏa, cấp giấy phép xây dựng.

- Xác định các khu, cụm chuyên công nghiệp hỗ trợ; một mặt tiếp tục kiến nghị trung ương ban hành các chính sách riêng biệt cho các khu, cụm hoặc phân khu chuyên công nghiệp hỗtrợ; mặt khác nghiên cứu vận dụng các chính sách trong phạm

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh long an (Trang 82)