2 .8.1 Đầu tư làm tăng tổng cầu
2.10.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới
Davoodi & Zou (1998) đã sử dụng dữ liệu dạng bảng của 46 quốc gia trong giai đoạn 1970-1989 và phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để nghiên cứu tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng. Nghiên cứu kết luận rằng tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa phân cấp tài khóa với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, nhưng ở cácnước phát triển lại không có mối quan hệ.
Lin & Liu (2000) khám phá ra tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng bằng cách sử dụng dữ liệu bảng ở chính quyền cấp tỉnh của Trung Quốc. Với bộ dữ liệu trong 23 năm từ 1970-1993 cho nghiên cứu của mình, nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy với việc coi GDP là biến phụ thuộc và biến liên quan đến phân cấp tài khóa, thu nhập bình quân đầu người, dân số và các biến giả liên quan đến cấp tỉnh là biến độc lập. Tác giả kết luận rằng phân cấp tài khóa có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Malik S.et al. (2006) đã cung cấp lý thuyết và bằng chứng về mối quan hệ giữ phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan, dựa vào dữ liệu tổng thể dạng chuỗi thời gian trong giai đoạn 1972-2005. Bằng phương phápước lượng OLS, nghiên cứu kết luận rằng phân cấp tài khóa có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Abachi và Salamatu (2012) sử dụng dữ liệu tổng thể về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của Nigeria trong giai đoạn từ 1970 đến 2009, bằng phương pháp OLS
26
lại tìm thấy kết quả cho rằng phân cấp tài khóa có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria.