2 .8.1 Đầu tư làm tăng tổng cầu
3.3.2 Tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Theo lý thuyết Keynes, trong ngắn hạn sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng
trưởng; nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định; trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng chiều; sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đầy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm (đường cong Philips
32
nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp); mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát mang dấu dương.
Friedman (2006), cho rằng nguyên nhân của lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ, do sự gia tăng không cân xứng trong việc cung ứng tiền vào nền kinh tế. Mức tăng lên của cung ứng tiền tệ có thể do áp lực chính sách tài khóa buộc Ngân hàng Trung ương phải cung cấp nguồn vốn cho Chính phủ trang trải nhu cầu chi
tiêu. Quan điểm thông thường trong kinh tế vĩ mô và dự đoán đều cho rằng các thay đổi trong tỷ lệ lạm phát đều là trung tính, vì xét trong dài hạn nó có thể không ảnh hưởng thực sự đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, có những bằng chứng cho thấy rằng ở tỷ lệ lạmphát cao, kéo dài sẽ có thể có hậu quả xấu đối với tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài; Ngày nay, có sự nhất trí cao giữa các nhà kinh tế rằng tỷ lệ lạm phát được kiểm soát tốtsẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Từ phân tích trên, giả thuyết đặt ra đối với tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế trong tương quan với phân cấp tài khóa là:
Lạm phát kỳ vọng được kiểm soát tốt hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.