Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thuế

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 89)

a) Đối với Luật Quản lý Thuế

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế số 21/2012/QH13 được ban hành mặc dù đã bổ sung thêm những quy định làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chuyển giá ở nước ta, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tiễn vẫn còn một số vấn đề bị bỏ ngõ, cần phải được quy định rõ ràng nhằm góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động chuyển giá.

Thứ nhất, cần phải quy định riêng về thời hạn thanh tra đối với hoạt động chuyển

giá. Như phân tích ở phần trên, công tác thanh tra đối với hoạt động chuyển giá rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Bởi hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ngày càng phổ biến với nhiều thủ thuật tinh vi và phức tạp, các doanh nghiệp lớn thực hiện chuyển giá thường có sự giúp sức của một số công ty cung cấp dịch vụ tư vấn thuế. Mặt khác, để đạt hiệu quả cao trong việc quản lý hành vi chuyển giá cơ quan thuế cần phải tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, sau đó so

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 81 SVTH: Lâm Thảo Duy

sánh, phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, xác định và áp dụng các phương phác xác định giá chuyển nhượng phù hợp…Tất cả những công việc này đều cần rất nhiều thời gian. Trong khi hiện nay, thời hạn thanh tra chuyển giá “bị khống chế” bởi quy định chung tại Luật Thanh tra nên thường không đủ để cơ quan Thuế hoàn thành nhiệm vụ của mình. Theo thông lệ quốc tế thời gian để hoàn thành một vụ việc thanh tra hay điều tra về giá giao dịch của các bên liên kết là từ 18 đến 24 tháng65. Thế nên, thời hạn thanh tra đối với hoạt động chuyển giá cần phải được quy định riêng, với một mức hợp lý.

Thứ hai, Cơ quan thuế cần phải được giao quyền điều tra riêng. Vấn đề này đã được

quan tâm từ lâu, cụ thể trong dự thảo Luật Quản lý thuế tháng 4/2005 đã dự kiến trao cho cơ quan thuế quyền điều tra, khởi tố vụ án hình sự về thuế. Tuy nhiên, vì có nhiều ý kiến cho rằng nếu trao quyền quá lớn cho cơ quan thuế sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, nhũng nhiễu nên hiện nay cơ quan thuế chỉ tham gia với vai trò cơ quan phối hợp điều tra thuế. Việc chưa được trao quyền điều tra là rào cản trong công tác quản lý giá chuyển nhượng của cơ quan thuế. Theo quy định hiện nay, quyền điều tra thuế thuộc về các cơ quan tố tụng hình sự. Nhưng thực tế cho thấy, việc điều tra thuế đòi hỏi cán bộ điều tra phải có nghiệp vụ riêng, do đặc trưng của thuế có liên quan đến hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán, nên người thực hiện điều tra bắt buộc phải có nghiệp vụ về thuế thì công việc mới đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế như hiện nay, việc trốn thuế không chỉ diễn ra riêng lẽ ở một doanh nghiệp mà nó còn có thêm sự liên kết, phối hợp giữa nhiều doanh nghiệp khác nhau (do đầu vào chứng từ của doanh nghiệp này lại là đầu ra của doanh nghiệp khác), phạm vi ngày càng được mở rộng, không chỉ giới hạn ở một địa phương hay một vùng miền. Đó chính là lý do giải thích cho tình trạng các cơ quan phát hiện ra đối tượng trốn thuế rất nhiều nhưng tỷ lệ xử lý được lại rất thấp. Đồng thời, cơ quan công an, do hạn chế về lực lượng, không thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ, không trực tiếp quản lý thông tin về thuế nên quá trình điều tra thường bị chậm trễ, dẫn đến việc truy thu thuế không kịp thời nên tính răn đe để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế bị hạn chế. Vì vậy, việc bổ sung thẩm quyền khởi tố, điều tra cho cơ quan thuế là cần thiết, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa nhằm phát hiện và xử lý truy thu kịp thời tiền thuế trốn, tiền thuế bị chiếm đoạt vào NSNN, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ

65

Bùi Văn Nam, Gian nan chống chuyển giá, Báo điện tử Nhân Dân, 2014,

http://www.nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/24249102-gian-nan-chong-chuyen-gia.html, [ngày truy cập 15- 10-2014].

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 82 SVTH: Lâm Thảo Duy

chức, cá nhân nộp thuế66. Hiện nay, quyền điều tra, khởi tố vụ án hình sự về thuế của cơ quan thuế cũng đã được đưa vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Tố tụng hình sự. Song, một vấn đề khác được đặt ra chính là làm thế nào để cơ quan thuế phát huy được quyền lực của mình, nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá, đặc biệt là hạn chế sự lạm quyền, nhũng nhiễu sau khi được trao quyền điều tra, khởi tố vụ án hình sự về thuế. Để làm được việc đó chúng ta cần phải xây dựng một cơ chế kiểm soát chặt chẽ thông qua các quy định nghiêm ngặt của pháp luật và hệ thống giám sát đa dạng trong Luật Quản lý thuế.

Thứ ba, Luật Quản lý Thuế cần phải có những quy định rõ ràng về các chế tài đối với hành vi chuyển giá của doanh nghiệp. Vì hiện nay, chế tài đối với những doanh nghiệp thực hiện chuyển giá ở Việt Nam còn quá nhẹ và được quy định chung với các hành vi vi phạm khác về thuế, mà chưa có hình thức xử phạt riêng, nghiêm khắc hơn nên chưa đủ sức răn đe. Thiết nghĩ, chúng ta cần phải đưa ra mức xử lý vi phạm hành chính đối với việc các doanh nghiệp sau quá trình thanh tra phải điều chỉnh giá giảm lỗ, hay khi các doanh nghiệp chuyển giá dẫn tới số lỗ lũy kế bằng hoặc vượt số vốn chủ sở hữu.

b) Đối với Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài Chính

Về phạm vi áp dụng: có thể thấy rằng, các hành vi chuyển giao hàng hóa, dịch vụ không theo giá thị trường với mục đích làm giảm số thuế phải nộp điều là đối tượng bị điều chỉnh của Thông tư này. Do đó, thay vì đưa ra quy định liệt kê chi tiết từng loại giao dịch như hiện nay, nên chăng cần đưa ra quy định chung nhất về các giao dịch là đối tượng điều chỉnh, như vậy sẽ hạn chế được tình trạng thiếu sót, trùng lắp và cơ quan thuế không gặp khó khăn trong việc nhận diện các giao dịch.

Về các bên có quan hệ liên kết: cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định về các bên có quan hệ liên kết cho phù hợp với thực tế, hoặc có thể yêu cầu các doanh nghiệp phải công khai các doanh nghiệp đang năm giữ vốn của mình với các đối tác kinh doanh, nhằm để tránh trường hợp hai doanh nghiệp này thực hiện giao dịch theo giá thị trường, không hề biết mình có quan hệ liên kết với nhau nhưng vẫn phải là đối tượng điều chỉnh của thông tư 66/2010/ TT-BTC.

Về kê khai thông tin GDLK: cần phải đưa ra quy định về ngưỡng an toàn đối với các GDLK. Cụ thể, nếu các doanh nghiệp thực hiện các GDLK có giá trị nhỏ ( ảnh hưởng không đáng kể đến số thu NSNN và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp) thì không

66

Trao quyền điều tra thuế cho cơ quan thuế sẽ góp phần tăng hiệu quả xử lý trốn thuế, Tạp chí tài chính, 2013, http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-dieu-tra/Trao-quyen-dieu-tra-thue-cho-co-quan-thue-se-gop-phan-tang- hieu-qua-xu-ly-tron-thue/32016.tctc, [ngày truy cập 15-10-2014].

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 83 SVTH: Lâm Thảo Duy

thuộc phạm vi áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Các doanh nghiệp này sẽ không có nghĩa vụ kê khai tờ khai thông tin GDLK và không phải lập, lưu giữ hồ sơ chứng minh giá thị trường. Quy định này sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực tế hiện nay cho thấy rằng, việc phải kê khai thông tin GDLK bị các doanh nghiệp xem như là một gánh nặng, số lượng doanh nghiệp kê khai còn ở mức thấp. Do đó, trước mắt chỉ nên yêu cầu doanh nghiệp kê khai thông tin về các bên liên kết và các giao dịch phát sinh với các bên liên kết, còn việc xác định phương pháp và giá điều chỉnh là do cơ quan thuế thực hiện67.

Về phương pháp xác định giá thị trường: đa số các cục thuế đều đưa ra kiến nghị cần phải hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn trong việc phân tích, so sánh giữa giao dịch độc lập với GDLK và việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Để giúp cho việc thực hiện các phương pháp xác định giá được dễ dàng, nhanh chóng hơn, cần phải xây dựng một bảng tổng hợp tỷ suất lợi nhuận bình quân cho từng ngành vào các năm khác nhau. Bảng tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành sẽ tổng hợp các tiêu chí xác định cho từng ngành nghề, là cơ sở pháp lý giúp cho cơ quan thanh tra thuế thực hiện thanh tra khi thấy doanh nghiệp có những dấu hiệu bất thường về tỷ suất lợi nhuận ( quá cao hoặc quá thấp) so với tỷ lệ bình quân ngành.

Về xử lý vi phạm: cần phải đưa ra quy định cụ thể xử lý trường hợp các doanh nghiệp không thực hiện kê khai giao dịch liên kết. Do chưa có chế tài xử lý nên các doanh nghiệp vẫn còn xem nhẹ nghĩa vụ kê khai của mình, cơ quan thuế cũng không có đủ cơ sở để áp dụng các biện pháp chế tài đủ mạnh, nhằm buộc các doanh nghiệp phải kê khai chính xác về giá đối với các hoạt động giao dịch liên kết.

c) Đối với Thông tư 201/2013/TT-BTC

Nhìn chung, các hướng dẫn về APA được quy định trong Thông tư là phù hợp với các quy định chuẩn mực quốc tế về APA, tuy nhiên vẫn có những nội dung chưa được quy định hoặc cần phải được quy định chi tiết hơn. Cụ thể, theo quy định người nộp thuế phải nộp phí giải quyết hồ sơ APA, do đó cần phải đưa vào thông tư quy định chi tiết về việc xác định mức phí này. Đồng thời, cần quy định rõ ràng hơn về việc không cho phép tham vấn trên cơ sở ẩn danh và các loại thuế được áp dụng loại thỏa thuận này.

67

Cục thuế Bình Dương, Báo cáo kết quả công tác thanh, kiểm tra chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 84 SVTH: Lâm Thảo Duy

d) Các quy định về chính sách thuế

Thu hẹp các ưu đãi thuế, nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng những ưu đãi này để thực hiện hành vi chuyển giá. Mặc dù vì những mục tiêu nhất định như thu hút nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ hay khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực đúng với chiến lược phát triển kinh tế của nước ta...nên cần phải đưa ra các ưu đãi thuế, nhưng cần cân nhắc các biện pháp khác để điều tiết nền kinh tế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN thay vì đưa ra ưu đãi tràn lan. Tránh trường hợp mặc dù đưa ra nhiều ưu đãi nhưng không thu được lợi ích mà còn để các doanh nghiệp lợi dụng nhằm trục lợi bất chính.

Xây dựng một chế độ thuế ổn định và có khả năng dự báo68, sự phức tạp và những

thay đổi liên tục của các quy định trong chính sách thuế là một trong những vấn đề khiến các nhà đầu tư e ngại khi tiến hành đầu tư vào nước ta, đồng thời nó cũng gây ra khó khăn cho chính các cơ quan, cán bộ thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngay cả khi mức thuế suất ở Việt Nam không có sự thay đổi, nhưng nếu cơ quan thuế có thể đảm bảo một lộ trình tăng thuế hay thay đổi các chính sách có thể dự đoán được thì sẽ giúp cho doanh nghiệp ước lượng một cách đầy đủ gánh nặng, nghĩa vụ thuế của mình trong tương lai. Vì, các thay đổi đáng kể và thường xuyên trong chính sách thuế ở nước ta tạo thêm nhiều chi phí cho doanh nghiệp, buộc họ phải xây dựng lại chiến lược kinh doanh mới cho phù hợp với tình hình và những quy định mới. Như vậy, sự ổn định của chính sách thuế và khả năng dự báo những thay đổi được nâng cao không những khiến cho động cơ thực hiện chuyển giá của doanh nghiệp giảm bớt mà còn cũng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ban hành Luật quản lý hoạt động chuyển giá, do hiện nay các quy định điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động chuyển giá như hướng dẫn xác định giá thị trường, cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế APA chỉ dừng lại ở cấp Thông tư nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Việc xây dựng và ban hành luật riêng điều chỉnh hoạt động chuyển giá với những chế tài xử lý tách biệt và cứng rắn là cơ sở pháp lý quan trọng và cấp thiết trong quá trình đấu tranh với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI nói riêng và các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nói chung.

68

Edmund Malesky, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2013, http://www.pcivietnam.org/tailieu/BaocaoPCI_2013_VN.pdf ,[truy cập ngày 16-11-2014].

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 85 SVTH: Lâm Thảo Duy

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 89)