Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 46)

Khi đầu tư vào nước ta, các nhà đầu tư thường cam kết sẽ chuyển giao cho đối tác Việt Nam những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Đây cũng chính là một trong những động lực để nước ta tăng cường chính sách thu hút các dự án có vốn đầu tư nước

26

Dương Võ Nhật Minh, Hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2012, tr. 60.

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 38 SVTH: Lâm Thảo Duy

ngoài, do công nghệ trong nước vẫn còn lạc hậu so với các nước phát triển trên thế giới. Những công nghệ này thường độc quyền, nên giá giao dịch sẽ do chính nhà đầu tư quyết định. Do tính độc quyền, khó có thể tìm thấy công nghệ tương tự trên thị trường để so sánh nên giá cả chuyển giao cũng sẽ rất khó để xác định. Lợi dụng điểm này, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng định giá chuyển giao theo ý muốn của mình nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Mặt khác, bên nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện chuyển giao công nghệ cho phía đối tác Việt Nam còn có thể thu phí tiền bản quyền (phí li-xăng), đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn được trừ do khấu hao giá trị tài sản cố định vô hình.

Công ty Liên doanh nhà máy Bia Việt Nam là một trong những trường hợp điển hình của hành vi chuyển giá thông qua hình thức chuyển giao công nghệ. Cụ thể, đây là công ty Liên doanh hoạt động theo luật Đầu tư Nước ngoài được Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp phép số 287/GP ngày 09/12/1991. Hai đối tác liên doanh là Công ty Thực phẩm II tại Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Heneiken International Behler (Hà Lan). Đến năm 1994 thì cấp giấy phép số 287/GPDCI ngày 27/10/1994 liên doanh với Asia Pacific Breweries PTE.LTD (Singapore). Tổng vốn đầu tư là 49,5 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 17 triệu USD. Bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% và bên liên doanh Singapore chiếm 60% vốn. Ngành nghề là sản xuất bia để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Khi đi vào hoạt động, tình trạng kinh doanh của công ty bị thua lỗ kéo dài nhiều năm, nguyên nhận chủ yếu là do phải trả cho chi phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm. Tình hình công ty liên doanh thường xuyên bị thua lỗ, phía liên doanh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng ngược lại phía liên doanh nước ngoài lại không bị ảnh hưởng gì vì họ vẫn nhận đủ tiền bản quyền từ nhãn hiệu và tiền bản quyền có xu hướng ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 46)