Hoạt động chuyển giá đã được các doanh nghiệp FDI thực hiện chỉ sau một thời gian ngắn đầu tư vào nước ta. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định, đặc biệt là do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện nên hoạt động chuyển giá thời kỳ đầu chưa được phát hiện và kiểm soát. Đến khi Luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được ban hành vào năm 1987 các doanh nghiệp FDI mới lộ rõ hành vi chuyển giá nhằm trốn thuế của mình, tuy nhiên giai đoạn này vẫn chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào điều chỉnh hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp.
Thông tư 74-TC/TCT được Bộ Tài chính ban hành vào ngày 20/10/1997 chính là văn bản pháp luật đầu tiên liên quan đến vấn đề chuyển giá. Nội dung của Thông tư này cho thấy, cơ quan Thuế bắt đầu có sự quan tâm tới vấn đề các doanh nghiệp liên kết có những thỏa thuận chuyển lợi nhuận với nhau. Tuy nhiên, thông tư này chỉ giới hạn phạm vi áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, mặc dù Thông tư này có nêu định nghĩa về “các bên liên kết” và đưa ra một số quy tắc để xác định giá hợp lý giữa các bên liên kết, song những quy định này quá sơ sài, chưa sát với thực tế và thiếu những hướng dẫn cụ thể, nên hầu như không được áp dụng. Năm 2001, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư 13/2001/TC/BTC ngày 8/3/2001 nhằm hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, 3 phương pháp định giá chuyển đổi truyền thống được áp dụng để xác định giá giao dịch của các bên có liên quan gồm có: phương pháp so sánh giá không kiểm soát được, phương pháp giá bán lại và phương pháp cộng thêm chi phí. Thông tư 13 cũng đã đổi tên gọi “Biện pháp chống chuyển giá” thành “Biện pháp xác định giá thị trường trong quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết”. Tuy nhiên, cũng giống như Thông tư 71-TC/TCT năm 1997, Thông tư 13 vẫn không quy định chi tiết về việc áp dụng các phương pháp hoặc hướng dẫn cụ thể bằng tài liệu.
Thông tư 13 sau đó được thay thế bởi Thông tư 128/2003/TT/BTC ban hành vào tháng 12/2003 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Nhưng Thông tư 128 lại không đề cập đến quy định về giao dịch giữa các bên liên kết như trong các thông tư trước. Do trong giai đoạn này, Luật Thuế TNDN năm
31
Báo Tuổi trẻ Online, Adidas Việt Nam lòng vòng chuyển giá, Ánh Hồng , 2012, http://tuoitre.vn/tin/kinh- te/20121213/adidas-vn-long-vong-chuyen-gia/524652.html, [ngày truy cập 11-11-2014].
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 47 SVTH: Lâm Thảo Duy
2003 đã thống nhất mức điều tiết thu nhập đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nên các quy định về biện pháp kiểm soát chuyển giá ở thời điểm này không còn. Cho đến năm 2005, Bộ Tài chính mới quan tâm trở lại đối với quy định về áp dụng giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết thông qua việc ban hành Thông tư 117/2005/TT- BTC. Thông tư này đưa ra các định nghĩa chi tiết về "các bên liên kết" và phương pháp xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết đó. Các phương pháp này gần như rập khuôn các phương pháp của OECD với những thay đổi nhỏ cho phù hợp với tình hình của Việt Nam. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 117 rộng hơn rất nhiều so với các thông tư trước đó, chỉ cần là doanh nghiệp có giao dịch với các bên liên kết, bao gồm các các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thông tư mới này bắt đầu thể hiện tác động từ năm 2007 khi các công ty quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2006.
Thông tư 66/2010/TT-BTC được ban hành vào ngày 22/4/2010 đã kế thừa các điểm tiến bộ của Thông tư 117, đồng thời có thêm một số điều chỉnh về thuật ngữ. Đây được xem là văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ và chi tiết điều chỉnh về hoạt động chuyển giá (hay xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết) tại Việt Nam cho đến nay.
Nhận thấy hiệu lực pháp lý của các quy định về kiểm soát hoạt động chuyển giá còn chưa cao, do chỉ dừng lại ở những quy định của Thông tư. Nên sau một thời gian, vài quy định có nội dung trực tiếp về kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam đã được Quốc Hội khóa XIII xem xét, thông qua và được đưa vào Luật số 21/2012/QH13 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013. Với những quy định nổi bật như: cơ quan Thuế có quyền ấn định thuế khi người nộp thuế “mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường” (được quy định tại điểm e, khoản 1, điều 37). Luật Giá 2012 cũng có quy định cấm “Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi”32. Ngoài ra, pháp luật về thuế TNDN cũng có quy định các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như “khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; và khoảng chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật”33, nhờ đó mà cơ quan thuế có thể loại bỏ những khoản chi phí bất hợp lý đã được doanh nghiệp dàn xếp với bên liên kết nhằm để giảm số thuế phải nộp của mình.
Bên cạnh những quy định về kiểm soát chuyển giá mà cụ thể là xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 201/2013/TT-
32
Theo quy định tại điểm d, Khoản 2, Điều 10, Luật Giá năm 2012.
33
Theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/1013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 48 SVTH: Lâm Thảo Duy
BTC ngày 20/12/2013 hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tình thuế (APA) trong quản lý thuế. Đây là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro trong giao dịch kinh doanh giữa các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết và hạn chế thất thu thuế. Đã có nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng thỏa thuận này như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada, Nhật Bản…Đây được xem là một bước tiến mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyển giá của nước ta. Vì không chỉ hành lang pháp lý về xác định giá thị trường các giao dịch của các bên liên kết, để xác định nghĩa vụ thuế TNDN được thiết lập và dần hoàn thiện, mà cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện giá chuyển giao đúng theo quy định của pháp luật cũng đã được ban hành.