Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu về người nộp thuế trong công tác quản lý thuế nên trong vài năm trở lại đây, ngành thuế đã từng bước chú trọng đến việc xây dựng hệ thống thông tin người nộp thuế, đồng thời từng bước phát triển các ứng dụng phục vụ cho việc phân tích, tổng hợp và khai thác thông tin. Tuy nhiên, về cơ bản hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế, đặc biệt là thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý chuyển giá vẫn chưa được hoàn thiện. Cụ thể, kho dữ liệu này vẫn còn phân tán, rời rạc, thiếu các thông tin bổ trợ quan trọng để hổ trợ cho công tác theo dõi, rà soát các doanh nghiệp phải thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết và công tác phân tích, so sánh giá trong thanh tra giá chuyển nhượng. Nguyên nhân là do nguồn thông tin có được chủ yếu từ lịch sử chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế và từ quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, trong khi trên thực tế, đòi hỏi phải có nguồn thông tin đa dạng và cập nhập kịp thời từ các cơ quan nhà nước và các nguồn cung cấp thông tin khác.
Mức độ tích hợp thông tin, dữ liệu còn thấp, mới chỉ tích hợp một số thông tin cơ bản theo từng đối tượng nộp thuế mà chưa tích hợp được các thông tin của bên liên kết với người nộp thuế trên hệ thống tin học ngành thuế.
62
Lê Xuân Trường, Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện, như chú dẫn số
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 77 SVTH: Lâm Thảo Duy
Bên cạnh đó, để thu thập thông tin của các doanh nghiệp tại nước ngoài có quan hệ liên kết với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, từ năm 2007 Tổng cục Thuế cũng đã thực hiện mua thông tin từ một số tổ chức bán thông tin trên thế giới như hệ thống cơ sở dữ liệu OSIRIS, nhưng việc khai thác thông tin từ các nguồn dữ liệu này chưa thực sự hiệu quả.
Đối với việc áp dụng APA, yêu cầu cơ bản ban đầu trong quá trình thương lượng, đàm phán là người nộp thuế cung cấp lượng thông tin chứng minh cho cơ sở hình thành giá, phương pháp xác định giá tính thuế…và những nội dung cơ bản khác. Nhưng do hệ thống dữ liệu của nước ta vẫn cón yếu và chưa được hoàn thiện nên khó có thể kiểm chứng, đánh giá mức độ chính xác, đầu đủ, toàn diện của các thông tin mà người nộp thuế cung cấp. Vì lý do đó mà toàn bộ dữ liệu cho APA đều gần như bị chi phối bởi thông tin người nộp thuế cung ứng, như vậy mục đích áp dụng APA nhằm kiểm soát và hạn chế hoạt động chuyển giá của nước ta sẽ không có tác dụng.