Một số thủ thuật chuyển giá khác

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 49)

Chuyển giá thông qua mua/bán nguyên vật liệu, thành phẩm với các doanh nghiệp

liên kết: Bằng cách tương tự với việc nâng giá trị tài sản vốn góp, các doanh nghiệp là đối

tác trong các quan hệ liên kết đặc biệt sẽ tự thỏa thuận mức giá nguyên vật liệu cung ứng cho nhau. Cụ thể các doanh nghiệp sẽ nâng giá trị hàng hóa, tài sản nhập khẩu cao hơn so với mức giá thị trường nhằm mục đích tăng chi phí đầu vào. Đồng thời lại tìm mọi cách hạ giá bán sản phẩm xuất khẩu. Từ đó, lợi nhuận sẽ giảm đi nên số thuế phải nộp cũng sẽ giảm, thậm chí gây ra tình trạng chi phí đầu vào cao hơn so với giá trị sản phẩm bán ra, tình trạng “lỗ giả, lãi thật” này sẽ giúp cho doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Hành vi này được thể hiện cụ thể ở lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô. Vì:

Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách để phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước, trong đó có chính sách thuế. Với quan điểm cho rằng việc áp dụng mức thuế suất thuế NK cao đối với ô tô nguyên chiếc và thuế suất thấp đối với linh kiện nhập khẩu có thể bảo hộ được nền sản xuất trong nước, khuyến khích cách doanh nghiệp đăng ký nội địa hóa, giảm số thuế phải nộp từ đó giảm giá xe. Song trên thực tế thì ngược lại, tỷ lệ nội địa hóa của ô tô trong nước vẫn thấp, và giá xe trong nước vẫn cao. Bởi lẽ các doanh nghiệp liên doanh đã lợi dụng chính sách thuế đối với linh kiện nhập khẩu để thực hiện chuyển giá. Cụ thể là đẩy giá linh kiện lên cao để thu khoản chênh lệch thuế, sở dĩ các doanh nghiệp liên doanh vô tư thực hiện hành vi trên là do khó có thể xác định rằng giá phụ tùng, linh kiện nhập khẩu từ chính hãng có phải theo đúng giá thị trường như các giao dịch độc lập hay không. Nhiều ý kiến cho rằng có lẽ các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô đang thực hiện chuyển giá, tuy nhiên do chúng ta chưa có đầy đủ thông tin, số liệu cụ thể làm bằng chứng để bắt lỗi họ về viêc này.

Chuyển giá thông qua việc đào tạo, chi phí quảng cáo, quản lý, bán hàng:

Về đào tạo, chuyển giá có thể thực hiện thông qua việc đào tạo ở nước ngoài như cử chuyên viên, công nhân sang học tập hoặc thực tập tại công ty mẹ với chi phí rất cao.

Chi phí bán hàng, quảng cáo cũng là mục chi phí mà doanh nghiệp thường lợi dụng đẩy giá lên cao, kể cả việc tìm cách dồn vào các chi phí của các công ty trong cùng nhóm lợi ích về một doanh nghiệp nào đó, để cả hệ thống được lợi nhất về thuế. Thực tế cho thấy, nhiều công ty liên doanh kê khai lỗ xuất phát từ việc nâng cao đáng kể chi phí

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 41 SVTH: Lâm Thảo Duy

quảng cáo và tiếp thị. Trong khi tiền chi ra cho quảng cáo là của doanh nghiệp liên doanh, còn sản phẩm được quảng cáo lại là của công ty mẹ.

Tăng chi phí quản lý: Theo quy luật, càng kinh doanh sẽ càng có kinh nghiệm, giảm bớt các chi phí, thế nhưng chi phí quản lý tại các doanh nghiệp này lại ngày càng cao. Do đây là loại chi phí liên quan nhiều đến việc vận hành nội bộ doanh nghiệp, căn cứ vào các quy chế và hợp đồng nội bộ, nên rất dễ bị doanh nghiệp nâng lên cao để bóp méo giá thành, giảm lợi nhuận hoặc gây ra tình trạng lỗ nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.

Chuyển giá thông qua các nhà thầu: qua kiểm tra các dự án kinh doanh BĐS cho

thấy nhiều doanh nghiệp FDI đã thực hiện việc chuyển giá thông qua các nhà thầu có mối liên kết với chủ đầu tư. Trong trường hợp này, lỗ của chủ đầu tư chính là lãi của nhà thầu. Cụ thể, thủ thuật chuyển giá này chủ yếu được thực hiện thông qua hành vi các doanh nghiệp sẽ ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết, điển hình như các công ty con trong cùng tập đoàn. Các dịch vụ đó thường là: khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi công công trình xây dựng, tư vấn tài chính, dàn xếp vay vốn…Sau đó, chi phí chi trả cho các hợp đồng này sẽ được các doanh nghiệp nâng lên cao gấp nhiều lần so với thực tế, gây ra tình trạng doanh nghiệp thua lỗ do chi phí phải trả cho các dịch vụ này quá cao, nên doanh nghiệp đương nhiên sẽ không phải đóng thuế TNDN. Số lợi nhuận có được nhờ hành vi chuyển giá đó sẽ được chuyển về công ty mẹ ở quốc gia khác. Trên thực tế, cơ quan thuế rất khó có cơ sở xác định giá thị trường của các dịch vụ này, do các doanh nghiệp liên kết chỉ cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp trong cùng chuỗi liên kết với mình. Công ty TNHH Một thành viên Keangnam- Vina chính là một trong những doanh nghiệp vừa được phát hiện đã chuyển giá thông qua hành vi này.

Chuyển giá thông qua các hợp đồng độc quyền về nhập khẩu, phân phối hàng hóa

hoặc qua các hợp đồng độc quyền bao tiêu sản phẩm ký với các doanh nghiệp nước

ngoài. Giá trị của các hợp đồng này sẽ được doanh nghiệp FDI kê khống với mức cao

hơn nhiều so với giá trị thực tế.

2.2.2.5 Một số trường hợp doanh nghiệp FDI có dấu hiệu thực hiện hành vi chuyển giá

Có thể thấy rằng hoạt động chuyển giá được các doanh nghiệp FDI thực hiện ở tất cả các giao dịch, các khâu trong quá trình hoạt động của mình và ngày càng tinh vi hơn. Sau đây là một số trường hợp các doanh nghiệp FDI mà cơ quan thuế đặt ra nghi vấn đã thực hiện hành vi chuyển giá:

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 42 SVTH: Lâm Thảo Duy

- Công ty liên doanh Coca cola Chương Dương28:

Hiện nay, Coca cola Chương Dương đang là doanh nghiệp thống lĩnh thị phần đồ uống tại Việt Nam, doanh số tăng theo chiều thẳng đứng, nhưng từ khi đầu tư tại thị trường Việt Nam đến nay Coca cola chưa đóng một đồng thuế TNDN nào do báo lỗ liên tục. Điều này đã khiến các cơ quan chức năng của Việt Nam đặt ra nghi vấn và tiến hành điều tra. Kết quả cho thấy, đây là một trong những trường hợp chuyển giá nghiêm trọng với mục đích nhằm chiếm lĩnh thị trường.

Công ty liên doanh Coca cola Chương Dương là một liên doanh giữa hai đối tác là công ty Nước giải khác Chương Dương trực thuộc Bộ Công Nghiệp Việt Nam và công ty Coca Cola Indochina PTE…LTD. Liên doanh này được cấp phép hoạt động vào ngày 27/9/2005 với tổng số vốn đầu tư là 48,7 triệu USD. Vốn pháp định của liên doanh này là 20,7 triệu USD. Trong đó phía Việt Nam góp 8,3 triệu USD bằng quyền sử dụng 6 ha đất trong thời gian 30 năm và chiếm 40% trong tổng vốn đầu tư. Liên doanh này được cấp phép theo ngành nghề sản xuất kinh doanh là nước giải khát mang nhãn hiệu Coca cola, Fanta, Sprite…theo giấy phép của Công ty Coca cola company, Atlanta, Georia (Hoa Kỳ) và một số loại nước giải khát khác. Sau khi đi vào hoạt động thì công ty đã thực hiện các hành vi chuyển giá sau:

Khi tham gia góp vốn liên doanh, bên đối tác nước ngoài đã tiến hành nâng giá trị tài sản vốn góp bằng cách định giá cao máy móc thiết bị và dây chuyển sản xuất nước giải khát. Tại thời điểm này do trình độ chuyên môn và thẩm định giá trị tài sản của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nên không kiểm soát được. Như vậy, bên liên doanh đã nâng giá trị tài sản vốn góp thành công. Sau khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty Coca cola bắt đầu thực hiện các chiến lược chiếm lĩnh thị phần của các công ty nội địa.

Đầu tiên, Coca cola thực hiện chiến lược bán phá giá sản phẩm, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu thông qua quảng cáo và tiếp thị (marketing) sản phẩm, khuyến mại, tài trợ để xây dựng thương hiệu nhằm đánh bóng thương hiệu tại Việt Nam. Mặc dù mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam một thời gian ngắn, nhưng sản phẩm mang nhãn hiệu Coca cola đã tràn ngập thị trường và dần dần chiếm thị phần của các doanh nghiệp nội địa. Cuộc đối đầu giữa hai nhãn hiệu nước giải khát lớn là Coca cola và Pepsi đã dần dần loại bỏ các nhà sản xuất nước giải khát nội địa như Hòa Bình, Cavinco, Chương Dương,…Các công ty nội địa một số phải đóng của hoặc phải bỏ thị trường chính tại

28

Dương Võ Nhật Minh, Hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2012, tr. 63.

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 43 SVTH: Lâm Thảo Duy

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội và các thành thị để chuyển đến các thị trường nông thôn. Một số ít các công ty phải chuyển sang kinh doanh sản phẩm khác như công ty Tribeco đã chuyển hướng sang kinh doanh sản phẩm sữa đậu nành (là một sản phẩm mà Pepsi và Coca cola chưa sản xuất). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp theo, công ty Coca Cola Chương Dương đã thực hiện chính sách bán phá giá. Giá bán của sản phẩm giảm rõ rệt qua từng năm, có thời điểm giá bán phá giá từ 25% đến 30% doanh thu, Chính điều này đã làm cho công ty Coca Cola Chương Dương lỗ nặng nề. Theo báo cáo số liệu thống kê của cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, thì giá bán giữa tháng 6/1996 và tháng 3/1998 giảm đến 23%.

Bảng 2.3: Giá bán của Công ty Coca Cola từ năm 1996-1998 tại Việt Nam

Thời Điểm Giá Bán

(VND/Thùng) Tỷ lệ thay đổi 23/06/1996 32.400 - 03/06/1997 29.700 9% 01/09/1997 28.350 5% 19/09/1997 27.700 2% 01/03/1998 22.600 23%

(Nguồn: Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh)29

Thông qua việc bán phá giá này, công ty Coca Cola Chương Dương đã thao túng thị trường nội địa Việt Nam. Giá bán sản phẩm giảm nhưng doanh số vẫn tăng, lượng hàng tiêu thụ tăng lên chính là từ thị phần được mở rộng. Khi tiến hành so sánh thấy rằng giá bán một lon Coca tại Việt Nam thấp hơn giá bán tại thị trường Mỹ khoảng 50%.

Khi diễn ra Cúp bóng đá Thế giới năm 1998, để đánh bóng cho tên tuổi và thương hiệu Coca Cola tại Việt Nam, công ty Coca Cola tiếp tục thực hiện tài trợ 1,3 tỷ đồng cho chương trình này, bất chấp sự phản đối từ phía Liên doanh Việt Nam. Đi đôi với chiến dịch khuyến mại là việc tăng dung tích chai Coca cola từ 200 ml lên 300 ml nhưng giá bán lại không đổi. Chiến dịch khuyến mại này được triển khai rầm rộ trong suốt thời gian diễn ra cúp bóng đá thế giới trên các phương tiện truyền thông như các kênh truyền hình,

29

Dương Võ Nhật Minh, Hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2012, tr. 64.

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 44 SVTH: Lâm Thảo Duy

đài phát thanh và báo chí. Kết quả của chiến dịch khuyến mại này đã là cho công ty lỗ hết 20 tỷ đồng.

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của công ty Coca Cola Chương Dương từ năm 1996 đến năm 1998.

Diễn Giải 1996 1997 1998

Tỷ suất lợi nhuận -24.8% -24.50% -52.10%

Lợi nhuận/tài sản ròng

-11.30% 26.30%

Lợi nhuận/doanh thu -22.10% -22.13% -46.50%

Thay đổi(%) 11% 53%

(Nguồn: Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh)30

Ngoài những hoạt động như khuyến mại, quảng cáo thì công ty Coca Cola còn có đặc điểm là có hơn 40% chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất được nhập khẩu trực tiếp từ công ty mẹ. Do đó chắc chắn sẽ có hiện tượng nâng giá đầu vào tại khâu mua nguyên vật liệu từ công ty mẹ. Mục đích của việc làm này là gây lỗ cho công ty tại Việt Nam, trong khi đó công ty mẹ sẽ thu lợi do nguyên vật liệu được bán với giá cao. Hoạt động này được ngang nhiên thực hiện vì nhà nước chưa quản lý được giá mua nguyên vật liệu giữa công ty Coca cola Chương Dương và công ty Coca Cola mẹ nên tình trạng này rất khó kiểm soát.

Với kế hoạch chuyển giá tinh vi của mình, công ty Coca Cola Chương Dương đã có thể từng bước chiếm lĩnh thị trường, “hất chân” đối tác liên doanh phía Việt Nam ra khỏi công ty để trở thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đồng thời chuyển một khoảng lợi nhuận kếch sù về công ty mẹ nhờ việc không đóng một đồng thuế TNDN nào trong vòng gần 20 năm kể từ khi thành lập tại Việt Nam.

- Công ty TNHH Adidas Việt Nam:

Adidas có mặt chính thức tại Việt Nam từ năm 2009, công ty này được sở hữu 100% vốn bởi Adidas International B.V (có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan). Trong quá trình kinh doanh của mình, Adidas Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu của chuyển giá. Cụ thể:

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 45 SVTH: Lâm Thảo Duy

Mặc dù Adidas Việt Nam hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh là quyền phân phối bán buôn, nhưng danh mục chi phí của doanh nghiệp này lại xuất hiện nhiều chi phí của một doanh nghiệp bán lẻ như chi phí hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẻ, tiền tiếp thị quốc tế, phí quản lý vùng, tiền hoa hồng mua hàng và đặc biệt công ty không phải nhà sản xuất nhưng lại phát sinh khoản tiền bản quyền. Qua tìm hiểu, những loại chi phí được kê khai ở trên điều được Adidas Việt Nam thực hiện với các bên có mối quan hệ liên kết với mình. Theo đó:

Adidas Việt Nam đã thanh toán cho công ty Adidas AG (công ty mẹ) khoản tiền bản quyền chi phí bằng 6%, chi phí tiếp thị quốc tế bằng 4% doanh thu ròng của sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, Adidas Việt Nam còn ký hợp đồng dịch vụ Đông Nam Á với Adidas Singapore (cùng thuộc quản lý trực tiếp của công ty mẹ) với nội dung cung cấp dịch vụ và thỏa thuận việc thu các khoản phí liên quan. Theo Adidas Việt Nam, đây là khoản chi phí quản lý vùng và được đưa vào hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.

Adidas Việt Nam trả chi phí hoa hồng mua hàng cho Adidas International Trading B.V với tỷ lệ 8,25% giá trị mỗi giao dịch. Theo đó, đây là chi phí phát sinh trong hợp đồng đại lý mua hàng giữa hai bên. Trong nội dung hợp đồng này, Adidas Việt Nam sẽ ủy quyền cho Adidas International Trading B.V thực hiện các dịch vụ như tìm nhà sản xuất cho hàng hóa liên quan, tìm nguồn cung ứng mẫu, đặt đơn hàng, kiểm tra vật liệu, thành phần và hàng hóa, giám sát sự tuân thủ…

Ngoài những giao dịch trên, Adidas Việt Nam còn chuyển tiền hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẽ như cung cấp tủ kệ, đồ nội thất, ngoại thất…mà không yêu cầu phải thanh toán. Những chi phí này được Adidas Việt Nam hạch toán vào chi phí cho tài sản cố định, trích khấu hao và hạch toán toán chi phí bán hàng được trừ trong kỳ. Trong khi những chi phí này không hợp lý đối với một nhà bán buôn như trong giấy phép kinh doanh của Adidas Việt Nam.

Mỗi khoảng chi phí nêu trên hằng năm “ngốn” của Adidas Việt Nam số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Những chi phí này đều cho người tiêu dùng Việt Nam gánh, bởi chúng đều được hạch toán vào chi phí bán hàng nên thực tế một đôi giày Adidas bán ra tại thị trường Việt Nam với giá 2 triệu đồng thì giá gốc khi nhập khẩu chỉ khoảng 1 triệu đồng.

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 46 SVTH: Lâm Thảo Duy

Dù vậy nhưng ngân sách nước ta lại thất thu vì lợi nhuận được chuyển lòng vòng qua các đối tác rồi lại chảy về túi công ty mẹ31.

2.3 Quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động chuyển giá

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 49)